"Vai trò bí mật" của bướm đêm
Rắn hổ bướm cả gan tuyên chiến "chúa tể đầm lầy" / Khám phá ra "cỗ máy ăn nhựa" 2 trong 1: Con sâu bướm cùng vi khuẩn ruột của nó tiêu hóa dễ dàng loại nhựa khó phân hủy nhất
Nghiên cứu mới cho thấy chúng đóng một vai trò quan trọng là thụ phấn qua đêm cho rất nhiều loài hoa và thực vật.
Nghiên cứu khẳng định rằng mạng lưới di chuyển của bướm đêm lớn hơn và phức tạp hơn so với các loài thụ phấn ban ngày như ong.
Các tác giả tin rằng có một nhu cầu cấp thiết để ngăn chặn việc giảm số lượng sâu bướm .
Trong thập kỷ qua, sự lo lắng của con người về vai trò của những con côn trùng thụ phấn thường tập trung vào loài ong. Sự sụt giảm về số lượng ong liên quan đến những thay đổi trên đất liền và việc sử dụng thuốc trừ sâu rộng rãi, đã giúp nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của những sinh vật này trong chuỗi thức ăn.
Mặc dù như vậy nhưng bướm đêm đã không gợi lên sự đồng cảm tương tự.
Tiến sĩ Richard Walton, từ Đại học College London (UCL), tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết: "Có một quan niệm sai lầm lớn rằng tất cả các con sâu bướm đến và ăn quần áo của con người. Đó không phải là tất cả điều xảy ra. Một số trong số chúng tình cờ bay đến những bông hoa và có thể là một phần quan trọng của quá trình thụ phấn".
Để tìm hiểu mức độ quan trọng của bướm đêm, Tiến sĩ Walton và các đồng nghiệp đã theo dõi hoạt động của sâu bướm xung quanh các ao hồ trong khu vực nông nghiệp của Norfolk.
Họ phát hiện ra rằng 45% bướm đêm mà họ thử nghiệm đang vận chuyển phấn hoa, có nguồn gốc từ 47 loài thực vật khác nhau, bao gồm một số loài hiếm khi được ong, bướm bay ghé thăm.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong khi ong vò vẽ và ong mật rất quan trọng, chúng có xu hướng nhắm vào các nguồn mật hoa và phấn hoa nguyên sinh nhất. Bướm đêm thì không như vậy.
Tiến sĩ Walton nói: "Từ những gì chúng tôi thấy từ nghiên cứu của mình, bướm đêm có xu hướg chung chung, có nghĩa là chúng không chọn đến thăm chỉ một nhóm các loài hoa. Chúng có thể đến thăm bất kỳ loại hoa nào mà chúng có thể tiếp cận như những bông hoa hình chén mở , cây họ đậu,..."
Cơ thể lông
Các nghiên cứu trước đây về bướm đêm có xu hướng tập trung vào khả năng vận chuyển phấn hoa thông qua vòi hoặc mũi của chúng. Công trình mới này đã xem xét phấn hoa được thu thập trên cơ thể có lông rõ rệt của bướm đêm khi chúng đậu trên hoa trong khi ăn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nghiên cứu của họ cho thấy bướm đêm bổ sung cho công việc của các loài thụ phấn vào ban ngày và giúp giữ cho quần thể thực vật đa dạng và phong phú. Chúng phục vụ như một hình thức dự phòng cho đa dạng sinh học, hỗ trợ tăng năng suất cây trồng.
Vai trò quan trọng của loài bướm đêm ngày càng bị đe dọa khi chúng bị suy giảm mạnh về số lượng kể từ những năm 1970. Điều này phần lớn là do những thay đổi trong sử dụng đất và việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Tiến sĩ Walton nói: "Điều này có tác dụng kích thích đối với những con chim ăn bướm đêm, chẳng hạn như chim cu. Sự suy giảm của sâu bướm cũng gắn liền với sự suy giảm của nó.
Dơi cũng ăn bướm đêm, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến các sinh vật khác khi bị suy giảm trong quần thể của chúng, bởi vì nguồn cung cấp thức ăn của chúng là bướm đêm".
Bảo vệ bướm đêm yêu cầu sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn và khuyến khích sự đa dạng thực vật rộng lớn hơn trong cảnh quan.Nhưng có lẽ quan trọng hơn, nhận thức của công chúng về bướm đêm cần phải thay đổi.
"Một cái gì đó không thấy ngay trước mắt thì sẽ bị lãng quên. Chúng ta chỉ nhìn thấy những con ong vào ban ngày đến thăm những bông hoa và làm cho những bông hoa có sự thay đổi tốt- được thụ phấn. Bên cạnh đó, bướm đêm cũng rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng việc nâng cao giá trị của bướm đêm để giúp con người nhìn thấy phần quan trọng của chúng trong hệ sinh thái của chúng ta", tiến sĩ Walton nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?