Khám phá

'Vén bức màn' đời sống thời Trung Cổ

Nhắc đến thời kỳ Trung Cổ, người ta hay nhớ tới Đại hiến chương, đại dịch “Cái chết đen” và cuộc Chiến tranh Trăm năm Anh - Pháp. Có thể nói đây là một trong những giai đoạn thú vị nhất trong lịch sử thế giới. Tuy vậy, còn nhiều điều đầy bất ngờ đằng sau cuộc sống thời Trung Cổ mà con người ngày nay có thể chưa rõ.

Quang Trung đuổi giặc: Chiến thuật 'qua sông đốt thuyền, ăn xong lấp giếng' trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa / Ảnh hiếm về Adolf Hitler trước khi trở thành trùm phát xít khét tiếng

Đời sống phong phú
Mặc dù một số nhà văn thời Trung Cổ miêu tả xã hội thời kỳ này được chia làm ba tầng lớp, đó là giáo sĩ, hiệp sĩ và bần nông, nhưng đây không hẳn là bức tranh toàn cảnh sau năm 1100. Dân số châu Âu đã tăng lên nhanh chóng ở thế kỷ XII và XIII, với các thành phố và thị trấn ngày một mở rộng. Diện tích của Paris và London đã tăng lên gấp10 lần trong thời kỳ này. Các thành phố lớn là nơi sinh sống và làm việc của đủ mọi tầng lớp: nhà buôn, thợ mộc, người bán thịt, thợ dệt vải, kiến trúc sư, họa sĩ, nghệ sĩ xiếc… Ở vùng nông thôn, không phải tất cả người dân đều là bần nông bị áp bức. Nhiều nông dân có ruộng đất riêng của họ và tự do nuôi trồng nông nghiệp.
Bức tranh vẽ năm 1450 miêu tả một nhóm nông dân thưởng thức bữa tiệc ngoài trời ở một ngôi làng tại Moegeldorf (Đức).
Một số bộ phận người dân đã có quyền bầu cử. Tất nhiên, đó không phải là các cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội mà là các cuộc bầu cử địa phương. Tại Pháp, từ sau thế kỷ XII, nhiều thị trấn và làng mạc được điều hành bởi chính quyền cấp xã và hàng năm, các cuộc bầu cử để chọn ra các “quan tổng tài” và các “hội viên hội đồng” được tổ chức, nơi hầu hết nam công dân được quyền bỏ phiếu. Một loại hình bầu cử phức tạp hơn được áp dụng ở các thành phố miền Bắc Italy, với nhiều cấp bậc “quản lý” hơn. Phụ nữ thời kỳ này thường không được quyền bỏ phiếu cũng như không được đề bạt làm quan.
Người dân thời Trung Cổ cũng di chuyển khá nhiều, đặc biệt các lái buôn. Ngay từ thời kỳ đầu Trung Cổ, tất cả các mặt hàng cao cấp được chuyển từ nhiều nơi trên thế giới tới châu Âu: Vải lụa từ Trung Quốc, các loại gia vị từ châu Á được chuyển qua Trung Đông, ngoài ra còn có hổ phách và lông thú từ vùng Baltic. Một số lữ khách dày dạn kinh nghiệm thậm chí còn viết sách kể lại các cuộc hành trình của họ, ví dụ như William Rubruck đã viết cuốn “Hành trình tới phương Đông của thế giới”, miêu tả chuyến đi kéo dài ba năm của ông, bắt đầu từ năm 1253, qua các vùng đất ngày nay là địa phận của Ukraine và Nga.

Bức ảnh trong cuốn sách y khoa thời Trung Cổ “Tacuinum Sanitatis” trước năm 1400, miêu tả một người nông dân cùng con gái thu hoạch vụ mùa.

Khi nói về cụm từ “Phục hưng”, chúng ta thường nghĩ tới việc khôi phục những tinh hoa trong văn học, nghệ thuật và khoa học từ cuối thời Trung Cổ. Tuy vậy trên thực tế, các trí thức thời Trung Cổ cũng có thời kỳ “phục hưng” những tinh hoa từ thế kỷ trước. Vào thế kỷ XII, phong trào “phục hưng” này đã được khởi xướng và dựa trên các bản dịch công trình của Aristotle và các học giả khác thông qua các nhà triết học và dịch giả Arab.
Tôn giáo và dị giáo

Những người có quan điểm thần học và tôn giáo trái ngược với các lời dạy của giáo hội Kito giáo bị coi là những kẻ dị giáo ở châu Âu thời Trung Cổ. Những nhóm này bao gồm những người Do Thái, Hồi giáo và cả những người Cơ đốc giáo dòng phi chính thống. Những người Do Thái và Hồi giáo cũng bị ngược đãi, trục xuất và tử hình ở châu Âu thời kỳ này, vốn chi phối bởi Cơ đốc giáo. Tại Anh, chủ nghĩa bài Do Thái đã dẫn đến cuộc thảm sát những người Do Thái ở York và London cuối thế kỷ XII và Vua Edward I đã trục xuất tất cả người Do Thái khỏi Anh năm 1290 và họ chỉ được phép trở lại đây đến giữa những năm 1600.
Nhắc đến thời kỳ Trung Cổ là người ta nói đến những điều huyền bí, các vị thánh, cuộc hành xác và hành hương, nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng người dân thời kỳ này chỉ quan tâm tới Chúa và tôn giáo cũng như không bao giờ nghi ngờ về tín ngưỡng tôn giáo.
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy người dân thời kỳ này tỏ ra hoài nghi về một số tín ngưỡng nhất định, ví dụ như việc hoài nghi về “phép thần” của các vị thánh, hay bản chất của lễ ban thánh thể hay những gì người ta thường nói về những điều diễn ra sau cái chết. Nhiều người cũng cho rằng linh hồn chỉ đơn thuần là “máu” và đơn giản nó sẽ biến mất sau cái chết. Một số khác cũng tin rằng không có lý do gì để cho rằng Chúa trời giúp cho mùa màng bội thu, mà đó là nhờ hoạt động canh tác đất đai.
Cũng có nhiều bằng chứng ghi lại rằng người dân không quá chú trọng đến tôn giáo và nhiều người thậm chí không tới nhà thờ vào ngày Chủ nhật. Đầu thế kỷ XIV, một linh mục Tây Ban Nha đã nói với người giám mục của ông rằng rất ít người tới nhà thờ vào Chủ nhật và hầu hết mọi người đổ ra đường để vui chơi. Người dân thời kỳ Trung Cổ cũng không nhất thiết phải tổ chức đám cưới ở nhà thờ. Từ thế kỷ XII, giáo hội đã khẳng định rằng hôn lễ là một buổi lễ trang trọng tôn nghiêm, bởi khi đó Chúa cho phép một sự thay đổi lớn trong thế giới này. Tuy nhiên, trên thực tế và theo pháp luật, người dân có thể kết hôn bằng việc tuyên bố rõ về ý nguyện của họ trước gia đình.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm