Chuyện bí ẩn về đường hầm trong ngôi đình cổ 200 năm ở Bình Dương
Quang Trung đuổi giặc: Chiến thuật 'qua sông đốt thuyền, ăn xong lấp giếng' trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa / Chuyện ít biết về triều đại có 9 vị vua chết thảm
Chúng tôi tìm về ngôi đình Dĩ An tọa lạc tại khu phố Nhị Đồng 1, phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An (Bình Dương) và bị mê hoặc bởi nét đẹp xưa của đình và cảnh vật thiên nhiên nơi đây. Ngôi đình được bao phủ bởi những cây cổ thụ quý hiếm có tuổi thọ trên trăm tuổi, như: sao, giá tỵ, gõ mật, cám, dầu...
Bước qua khỏi cổng tam quan là một khuôn viên rộng lớn, với Trong khuôn viên đình còn có: miếu bà Ngũ Hành, đền Ngọc Hoàng, Sơn Quân, đền Mẫu, hữu Bạch Hổ, Thần Nông và bia mộ liệt sĩ... ẩn mình dưới những tán lá xanh tươi như tạo thêm vẻ yên tĩnh và linh thiêng cho đình. Phần thờ tự chính (đình thần) là một dãy nhà được thiết kế theo kiểu hình chữ nhật, gồm: võ ca, chánh điện, nhà khách và nhà túc...
Theo lời kể của các vị cao niên, đình Dĩ An được xây dựng vào khoảng thập niên 80 thế kỷ XIX. Lúc mới xây dựng, đình được gọi là cổ miếu. Theo các tài liệu ghi lại, vùng đất Dĩ An xưa kia vốn là những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, dân cư thưa thớt.
Trong quá trình khai phá thiên nhiên, người dân nơi đây đã dựng lên một cái chòi lợp bằng lá cây để làm nơi thờ tự và cầu mong thần linh phù hộ cho người dân trong làng được bình an, mạnh khỏe. Người dân gọi chòi lá này là miếu thờ (hay cổ miếu).
Khoảng năm 1838, khi người dân đã đến đây sinh sống đông hơn, để có nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa liên quan đến đời sống tinh thần, mọi người cùng nhau góp công, góp của xây dựng lại ngôi miếu. Từ đó, tên gọi đình cũng ra đời thay thế cho tên gọi miếu bấy lâu.
Vào năm 1852, vua Tự Đức ban sắc phong cho vị thành hoàng thờ tự nơi đây là thần “Bảo An Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng” để ghi nhớ công lao giúp nước, cứu dân của vị thần này. Cũng từ đó, đình được gọi là đình thần Dĩ An.
Theo Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh, ngoài là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân trong làng, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình còn là nơi hoạt động cách mạng của bộ đội Đào Sơn Tây.
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình còn là nơi dừng chân và trú quân của lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một. Trong khuôn viên đình hiện vẫn còn lưu dấu một số hầm hoạt động bí mật của lực lượng vũ trang và bộ đội Đào Sơn Tây.
Hàng năm, vào ngày 16/6 âm lịch, tại đình diễn ra lễ cúng tiên sư, tổ nghiệp cầu huệ, cầu lợi. Ngày 15 và 16/11 âm lịch, tổ chức lễ cầu an, cầu cho quốc thái dân an. Ngoài ra, đình Dĩ An còn là nơi dung hợp nhiều tín ngưỡng: Thờ Thành Hoàng, Nữ Thần (Ngũ hành nương nương, Diêu Trì Địa Mẫu, Kim Hoa nương nương..); đền thờ Vua Hùng, đền thờ các anh hùng liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng…thể hiện truyền thống tốt đẹp bao đời của người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”.
Bên cạnh đó, với hệ thống cây xanh cổ thụ, phủ bóng mát quanh năm làm cho cảnh đình tĩnh lặng, thoáng mát.
Đình Dĩ An là một ngôi đình cổ, nơi bảo lưu những giá trị lịch sử - văn hóa, nổi bậc về kiến trúc nghệ thuật và danh thắng của vùng đất Dĩ An nói riêng và Bình Dương nói chung.
Đình được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 18/3/2011. Ngày 28/3/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1185/QĐ-BVHTTDL xếp hạng đình Dĩ An là di tích cấp quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách