10 sự thật ít biết về Apollo 11
Anubis – Vị thần đầu chó quản cõi chết của người Ai Cập cổ đại / Sự thật về những ngôi mộ "ma cà rồng" gây kinh hãi ở Mỹ
51 năm trước, hai phi hành gia Apollo 11 là Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đi bộ trên Mặt trăng.
Trong những năm sau đó, nhiều chi tiết hậu trường từ nhiệm vụ dần xuất hiện và các giai thoại cho thấy những phi hành gia của NASA đã ứng biến để giải quyết vấn đề phát sinh, thậm chí có thời điểm đối mặt với cái chết.
Dưới đây là 10 sự thật ít người biết đã xảy ra trong nhiệm vụ lên Mặt trăng năm 1969:
1. Bữa ăn đầu tiên trên Mặt Trăng là thịt xông khói và cà phê. Nhưng các phi hành gia Apollo sau đó chủ yếu ăn thịt bò khô và rau.
Những phần ăn chuẩn bị cho phi hành gia NASA năm 1963 |
Những phi hành gia Apollo 11 được sử dụng nước nóng, đây là lần đầu tiên con người có thể dùng nước nóng trong không gian. Cũng là lần đầu con người sử dụng thìa để ăn thay vì ăn thức ăn trong những túi riêng biệt đựng sẵn. Mỗi bữa ăn được mã hóa bằng màu riêng biệt, đóng gói và dán nhãn cụ thể.
2. Các phi hành gia Apollo không có phòng tắm. Thay vào đó, họ sử dụng túi và ống cuộn để đi vệ sinh.
Vật dụng chuẩn bị cho phi hành gia đi tiểu tiện và đại tiện |
Vấn đề đại tiện và tiểu tiện là một trong những khó khăn mà phi hành gia phải chịu đựng khi tham gia sứ mệnh ngoài không gian.
Thông thường, họ sẽ đi đại tiện vào trong một túi nhựa. Toàn bộ quá trình có thể mất tới 45 phút. Trong khi đó, các phi hành gia nam sẽ đi tiểu tiện vào một thiết bị có dạng ống tròn. Khi đi trên mặt trăng, hai phi hành gia Aldrin và Armstrong phải mặc bỉm.
3. Buzz Aldrin từng tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn tại Newseum nhân kỷ niệm 40 năm ngày hoàn thành sứ mệnh Apollo 11 rằng "Tôi cảm thấy cô đơn như đang ở địa ngục. Tôi đã đi tiểu tiện ra quần".
4. Tên lửa Saturn V đưa phi hành gia Apollo 11 lên vũ trụ là tên lửa cao nhất, nặng nhất và mạnh nhất từ trước đến nay.
Tên lửa Saturn V năm 1967 |
NASA đã phóng tổng cộng có 13 tên lửa Saturn V từ năm 1967 đến 1973, mà không có bất cứ tổn thất nào, đưa 27 phi hành gia lên vũ trụ, tại Skylab, trạm không gian đầu tiên của Mỹ. Mỗi tên lửa cao 110 mét và nặng 2,8 triệu kg.
5. Nhạc sĩ Gil Scott-Heron từng viết một bài hát phản đối sứ mệnh mặt trăng, có tên "Whitey On The Moon".
Gil Scott-Heron biểu diễn tại Phòng khiêu vũ Regency ở San Francisco, ngày 3/10/2009. |
6. Aldrin và Armstrong ở lại trên mặt trăng trong 21 giờ và 36 phút nhưng phần lớn thời gian ở trong mô đun.
Các phi hành gia bước lên Mặt trăng khoảng 4,5 giờ sau khi hạ cánh xuống bề mặt. Họ đã tiến hành thu thập các mẫu vật, chụp ảnh, quay video, cắm một lá cờ Mỹ và để lại một tấm bảng trên Mặt Trăng. Ngoài ra họ cũng thực hiện một vài thí nghiệm và trả lời cuộc gọi từ Nhà Trắng. Sau khoảng 2,5 giờ trên bề mặt, hai phi hành gia quay trở lại mô đun mặt trăng để có thể ngủ nghỉ.
7. Để quay trở lại mô đun Mặt trăng, hai phi hành gian Aldrin và Armstrong phải tìm cách liên kết với Collins ở trạm điều hành.
Nếu có sai sót trong quá trình này, hai người đàn ông sẽ bị mắc kẹt trong không gian và ở đó đến khi chết.
8. Sau khi các phi hành gia Apollo 11 trở về Trái đất an toàn, NASA đã tiến hành cách ly 3 người trong 21 ngày đề phòng trường hợp họ mang vi trùng từ Mặt trăng.
Tổng thống Mỹ đến thăm phi hành gia |
Trong 88 giờ đầu, phòng cách ly của ba người chính là một toa xe moóc cũ dài 10,6 mét đã được sửa chữa nâng cấp thành nơi ở với đầy đủ phòng khách, bếp, phòng ngủ, phòng tắm và lò vi sóng.
Sau đó, ba phi hành gia chuyển đến một khu vực cách ly lớn hơn. Tại đó, Armstrong đã tổ chức sinh nhật lần thứ 39 vào ngày 5/8/1969.
Tổng thống Mỹ đã đến thăm chào đón các phi hành gia. Trước khi sứ mệnh diễn ra, đề phòng trường hợp xấu, Tổng thống Nixon đã chuẩn bị sẵn bài phát biểu nếu xảy ra trường hợp các phi hành gia thiệt mạng.
9. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA sử dụng Trung tâm điều khiển sứ mệnh Apollo cho đến năm 1992. Đã có tất cả 21 nhiệm vụ tàu con thoi thực hiện.
Phòng điều khiển nhiệm vụ Apollo năm 1971 |
Các nhà quản lý chuyến bay đã theo dõi ba phi hành gia Apollo 11 từ Căn phòng điều khiển sứ mệnh tại Trung tâm vũ trụ Johnson.
Năm ngoái, căn phòng đã được khôi phục, cải tạo lại diện mạo cho giống khung cảnh vào năm 1969 và mở cửa cho công chúng tham quan.
10. Ngày nay, lá cờ Mỹ cắm trên Mặt trăng đã bị phai màu nhiều, thậm chí có thể bị phân hủy.
Tổng cộng có 6 lá cờ Mỹ cắm trên bề mặt Mặt trăng từ năm 1969 đến năm 1972. Tính đến năm 2012, ít nhất năm lá cờ vẫn còn giữ nguyên tư thế thẳng đứng. Nhưng các nhà khoa học cho rằng ánh sáng mặt trời là nguyên nhân màu sắc của lá cờ biến mất. Những lá cờ thậm chí có thể bị tan rã trong điều kiện khắc nghiệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'