Khám phá

1001 mánh lới cao tay để trốn thị tẩm của phi tần Trung Hoa thời xưa khi "đến kỳ", chiêu đầu tiên quá "quái"

hật không ngờ luật thị tẩm của hậu cung Trung Hoa xưa lại rắc rối đến thế.

Chân tướng đáng sợ phía sau 13 quan tài cùng xuất hiện trong ngày hạ táng 'hoàng đế ăn mày' Chu Nguyên Chương / Bí mật về con dao của Hoàng đế Ai Cập

Cách thứ nhất: Liều mạng tìm người thay thế

Phương pháp thứ nhất chính là cách làm "trộm long tráo phụng", tìm người thay thế để mạo danh mình đi thị tẩm.

Vốn dĩ số phi tử trong hậu cung của các Hoàng đế Trung Hoa thường rất đông đúc, hơn nữa nhóm người này được xem như những nữ chủ, không phải chịu sự quản thúc quá mức chặt chẽ như tầng lớp nô tỳ.

Vì vậy chỉ cần không phải là người thường xuyên được sủng ái hoặc có thân thế quá đặc biệt, việc nhà vua và các cung nữ, thái giám không nhớ mặt một số phi tử vốn là điều rất đỗi bình thường.

Cũng nhờ vào điều này mà một số phi tử bị triệu đi sủng ái vào những ngày không tiện hầu hạ thì có thể "đánh liều" lén lút nhờ người khác đi thay mình.

Tuy nhiên vì có xác suất rủi ro rất lớn nên cách này vốn bị xếp vào hạ sách và rất ít khi được áp dụng, bởi nếu bị bất kỳ ai phát hiện hoặc tố giác thì cả phi tử đó và người mạo danh đều sẽ bị xử chết vì phạm vào đại tội rối gạt Thiên tử.

2aa-15520422865181939509284-1552042294684886031343-crop-1552042311362884212074
Ảnh minh họa.

Cách làm thứ hai: Dùng một vài ký hiệu để ám chỉ

Đây là cách làm thường được áp dụng ở nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa. Theo đó, mỗi khi đến chu kỳ sinh lý, các phi tử sẽ dùng những ký hiệu khác nhau để ám chỉ cho mọi người biết rằng mình đang không tiện hầu hạ Hoàng đế.

Theo sử liệu ghi lại, vào thời nhà Hán, phi tần nếu đến kỳ kinh nguyệt thì sẽ trang điểm bằng son phấn màu đỏ. Tới thời nhà Đường thì các mỹ nhân trong hậu cung sẽ đeo trên tay một chiếc nhẫn vàng.

Những ký hiệu ám chỉ "ngày đèn đỏ" của các phi tần sẽ được quy định tùy theo từng triều đại. Ngoài hai cách nói trên, có triều đại còn thịnh hành quy định để hậu phi mặc y phục có vạt màu đỏ.

Cũng có vương triều còn sử dụng cách làm theo kiểu "chuyện bé xé ra to", buộc những phi tần "đến tháng" thì phải dâng tấu sớ cho Hoàng đế.

 

Trong số những phương pháp nói trên, cách làm tinh tế và văn minh nhất chính là việc treo đèn lồng đỏ ngoài cửa cung để thay cho lời ám chỉ.

Thị tẩm - “canh bạc” của cung tần mỹ nữ

Xúc xắc vốn là công cụ đánh bạc phổ biến từ thời xưa nhưng ít ai biết rằng đồ vật bé nhỏ này đã từng có thời được dùng để quyết định việc thị tẩm của bậc đế vương Trung Hoa.

Trong những năm khai nguyên dưới thời nhà Đường, do Hoàng đế không thích vì việc thị tẩm mà hao tâm tốn sức nên ông đã cho các phi tần đổ xúc sắc để quyết định người được sủng hạnh.

4-15517002492281143200166

Hay vị Hoàng đế Đường Huyền Tông Lý Long Cơ lại chọn người thị tẩm bằng cách cài hoa tươi lên đầu của phi tần.

 

Sau đó, người hầu của nhà vua sẽ thả bươm bướm ra và nếu con bướm này đậu vào đóa hoa trên đầu ai thì người đó sẽ được Hoàng đế thị tẩm hôm đó.

Khi quá chán với trò này, Lý Long Cơ còn nghĩ ra chiêu trò “đầu tiễn đổ tẩm”. Theo đó, nhà vua ngẫu hứng ném một đồng tiền để các phi tần tranh nhau nhặt.

Ai nhặt được đồng tiền ấy sẽ may mắn được Hoàng thượng sủng hạnh một đêm.

Thị tẩm theo ngày

Trong cung cấm, các phi tần sẽ được phân theo cấp bậc và cao nhất là Hoàng hậu. Căn cứ vào từng cấp bậc mà các phi tần được hưởng bổng lộc khác nhau và cơ hội diện kiến Hoàng đế cũng khác nhau.

 

Vào thời Đường, thời gian các phi tần thị tẩm sẽ dựa trên một thước đo đặc biệt đó là tuần trăng.

Theo quan niệm của triều đình phong kiến Trung Hoa, thời điểm thích hợp nhất để một người phụ nữ thụ thai chính là đêm trăng lên cao và sáng nhất, bởi khi đó âm khí của người con gái sẽ đạt đến mức độ nhất định để hòa hợp với dương khí của Hoàng đế.

Lúc này, bào thai sẽ được cho là hội tụ đủ những đức tính tốt đẹp nhất của một vị quân vương tương lai.

Chính vì vậy mà ngày 15 trăng tròn thường là ngày Hoàng đế ghé thăm cung Hoàng hậu hoặc các quý phi.

Hay cụ thể hơn, từ đêm mồng 1 đến đêm rằm, cácphi tần từ bậc chính bát phẩm cho đến Hoàng hậu sẽ luân phiên thay nhau thị tẩm và sau ngày 15 thì thứ tự này sẽ được đảo ngược trở lại.

 

Điều này được ghi chép vô cùng tỉ mỉ trong bộ Kinh Lễ của triều đại nhà Chu (1120 - 256 TCN), trong đoạn có viết: “Tì nữ cấp bậc thấp kém hơn sẽ được ưu tiên hầu hạ trước rồi mới đến các thái phi và hoàng hậu.

Tổng số 81 cung tần được bố trí thị tẩm cùng hoàng thượng trong 9 ngày liên tiếp, mỗi ngày lần lượt một nhóm 9 người được vào.

Tiếp đến 9 ngự thiếp và 3 thái phi sẽ được hoàng thượng ân sủng theo nhóm trong một đêm, cuối cùng mới đến hoàng hậu.

Quy trình này sẽ kết thúc vào đêm trăng rằm của ngày thứ 15 trong tháng, sau đêm này tất cả sẽ được hoán đổi theo thứ tự ngược lại“.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm