Khám phá

1001 thắc mắc: Vì sao cua lại nhả bọt, loại cua nào khủng nhất thế giới?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia / Cá sấu khổng lồ vật vã nhai nát con cua móng ngựa

Có hơn 6.800 loài

Phân thứ bộ Cua hay cua thực sự (danh pháp khoa học:Brachyura) là nhóm chứa các loài động vật giáp xác, thân rộng hơn bề dài, mai mềm, mười chân có khớp, hai chân trước tiến hóa trở thành hai càng, vỏ xương bọc ngoài thịt, phần bụng nằm bẹp dưới hoàn toàn được che bởi phần ngực.

Cua thường có một bộ xương ngoài dày, gồm chủ yếu kitin khoáng hóa cao, và một cặp càng. Cua hiện diện ở mọi đại dương trên thế giới, nhiều loài sống trong nước ngọt hay trên cạn, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Kích thước của chúng dao động từ nhỏ xíu (vài milimét) đến khá lớn như cua nhện Nhật Bản với sải chân 4 mét.Hiện nay, người ta ước có khoảng gần 6.800 loài cua.

Ảnh: yuppietraveler.com

Vì sao chúng lại nhả bọt?

Cua là loài động vật giáp xác sống trong nước, nó giống như cá, cũng dùng mang để thở. Nhưng mang của cua và mang của cá không giống nhau, và không mọc ở hai bên đầu mà là do rất nhiều miếng mang xốp mềm giống như hải miên hợp thành, mọc ở hai bên phía trên của cơ thể, bề mặt được bao phủ bởi vỏ cứng.

Khi cua sống ở trong nước, từ phần càng cua và phần chân gốc hút nước sạch vào (oxi hoà tan trong nước sẽ đi vào trong máu của mao mạch mang), sau khi chạy qua mang được nhả ra bởi giác quan hai bên miệng.

Tuy cua thường sống trong nước nhưng nó lại khác với cá, nó thường xuyên bò lên trên đất liền tìm kiếm thức ăn, ngoài ra sau khi rời khỏi nước, nó cũng không bị chết khô. Đấy là do mang của cua dự trữ rất nhiều nước, khi rời khỏi nước vẫn như ở trong nước vậy, cũng có thể không ngừng thở, hít vào một khối lượng lớn không khí, nhả ra bởi giác quan hai bên miệng.

Bởi vì không khí mà nó hít vào quá nhiều, diện tích tiếp xúc giữa mang và không khí tương đối lớn, hàm lượng nước và không khí trong mang có chứa nước cùng nhả ra đã hình thành vô số những bọt khí, càng ngày càng nhiều, do vậy phía trước miệng đùn thành rất nhiều bọt trắng.

 

Loài cua nào lớn nhất thế giới?

Cua Tasmania là loại cua biển khổng lồ, sinh sống ở khu vực nước sâu và lạnh phía nam Australia. Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học SeaSim, trong lịch sử, cua Tasmania từng nặng đến 30 kg và dài 50 cm.

Thời điểm đánh bắt cua Ttasmania từ tháng 10 đến tháng 12, các thợ lặn phải dùng đến những dụng cụ chuyên dụng hỗ trợ cho việc lặng sâu xuống biển lạnh, nơi hang sâu khe đá ngầm nên công việc này mang nhiều khó khăn rủi ro cao.

Loài cua khổng lồ Tasmania thường sống vùng nước sâu tại những mõm đá biểnTasmania ngoài khơi phía nam Úc. Tại độ sâu 20 - 820 mét (66 - 2.690ft) và ở mức 110 - 180 mét (360 – 590ft) số lượng cua Tasmania tập trung nhiều vào mùa hè và giảm dần từ 190 - 400 mét (620 - 1.310ft) vào mùa đông. Nhiệt độ nước biển phù hợp cho cua tasmania là khoảng 12 - 14°C (54 - 57°F). Mức nhiệt độ trung bình tầm khoảng 10 - 18°C (50 - 64°F).

Cua khổng lồ Tasmania ăn mồi dưới đáy biển sâu gồm cá thu, mực, tôm hay nghêu sò các loài di chuyển chậm, kể cả sao biển. Trường hợp ăn thịt đồng loại cũng xảy ra. Thời gian sinh sản vào tháng 6 và tháng 7, và con cái mang 0,5 - 2 triệu trứng trong khoảng bốn tháng. Sau khi nở, các ấu trùng sẽ trôi nổi với dòng chảy trong khoảng hai tháng trước khi lắng xuống đáy.

 

Loài này sống lâu và phát triển chậm, cua con cứ sau ba năm lại thay lông và con cái trưởng thành khoảng chín năm một lần. Điều này làm ảnh hưởng đến việc sinh sản phát triễn số lượng cá thể loài trong khoảng thời gian lâu dài.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm