2 con sư tử đầu tiên trên thế giới sinh ra trong ống nghiệm
Tiết lộ thứ duy nhất khiến bà hoàng tàn bạo Võ Tắc Thiên sợ hãi / Gà đẻ 'trứng quái vật', chủ lo sốt vó
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Pretoria của Nam Phi đã tiên phong trong việc nghiên cứu về thụ tinh trong ống nghiệm và đã thành công khi đặt phôi vào một sư tử mẹ. Sau 3 tháng rưỡi mang thai, sư tử mẹ đã sinh ra hai sư tử con khỏe mạnh là Isabel và Viktor tại Trung tâm bảo tồn Ukutulu Game, The Sun đưa tin.
Giáo sư Andre Ganswindt, đến từ Viện nghiên cứu động vật có vú của Đại họcPretoria, cho biết: “Có những mối đe dọa to lớn đối với động vật hoang dã do chúng bị mất môi trường sống và nạn săn bắn của con người. Đó chính là lý do vì sao một số loài động vật bị liệt vào danh sách dễ bị tổn thương hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Nghiên cứu này có thể tiếp thêm hy vọng để những loài mèo lớn trên thế giới tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng”.
Bên cạnh đó, Giáo sư Ganswindt cũng nhấn mạnh, nghiên cứu chính là một bước đi tiên phong để ổn định quần thể các loài động vật đang được đe dọa. Các kỹ thuật phải được phát triển trên một quần thể ổn định, chẳng hạn như sư tử ở Nam Phi.
Tiến sĩ Isabel Callealta, nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết: “Đây là một thế giới đầu tiên dành cho sư tử. Ý tưởng này đã nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta về những chú mèo lớn và là bước đệm cho những nghiên cứu thành công hơn ở phía trước”.
Nghiên cứu này có kết quả tốt, đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng nó lên một số loài mèo lớn hiếm hơn như báo tuyết và hổ trong tương lai”, bà Callealta nói thêm.
Willi Jacobs, chủ sở hữu của Trung tâm bảo tồnUkutulu, cho biết: “Cả hai con sư tử đều rất khỏe mạnh. Chúng tôi quyết định tôn vinh nhà nghiên cứu Isabel bằng cách đặt lấy sau cô ấy đặt cho con sư tử cái và Victor - tên chồng sắp cưới của Isabel đã được đặt cho sư tử đực”.
Khi những con sư tử này đủ lớn chúng sẽ được thả chung với những con sư tử bình thường khác. Ukutula kết hợp với Đại học Pretoria và các nhà nghiên cứu quốc tế thành lập trung tâm bảo tồn, phòng thí nghiệm vào đầu năm 2017.
Hiện tại, chỉ còn 4.000 con hổ trong tự nhiên ở châu Á, ít hơn 7.000 loài báo tuyết ở vùng núi Trung Á và khoảng 300 con hổ Iberia Lynx ở Tây Ban Nha. Ở châu Phi, 18.000 sư tử còn lại trong tự nhiên nhờ bảo tồn và nhân giống thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?