Khám phá

2 người phụ nữ đẹp chết vì tình trong lịch sử Trung Quốc xưa?

Có nhiều tài liệu ghi lại những câu chuyện đời khác nhau của hai người phụ nữ này. Nhưng cuối cùng như thế nào thì những người phụ nữ ấy cũng rất đáng được ca ngợi bởi những chiến công và sự chung thủy vẹn toàn.

Sự thật về một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa Dương Quý Phi / Nhan sắc mỹ nhân cổ đại Trung Quốc phục dựng từ xác ướp

Tây Thi

Nói đến tứ đại mỹ nhân, chắc hẳn chẳng mấy ai không biết. Trong lịch sử xưa, 4 người phụ nữ được cho là đẹp nhất đã được lưu danh sử sách. Trong đó phải kể đến Tây Thi, người được coi là đẹp nhất trong 4 nàng mỹ nữ này.

Tây Thi, tên là Thi Di Quang, là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Vì nàng ở thông Tây của Trữ La nên gọi là tên là Tây Thi. Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Nàng đẹp tới mức ‘chim sa cá lặn’, chỉ cần ở đâu nàng xuất hiện là cây cối nghiêng ngả, động vật cũng phải đắm chìm ngắm nhan sắc của nàng. Một nét đẹp không ai có thể hơn được.

Câu Tiễn chính là vua của nước Việt thời Xuân Thu chiến quốc, vì không nghe lời can ngăn của các tướng sĩ, mang quân đánh nước Ngô nên bị vua Ngô đánh và bắt làm nô lệ. Vì nuôi chí lớn, muốn phục thù nên Câu Tiễn đã nghĩ ra kế hiến người đẹp cho vua Ngô. Trong đó Tây Thi được chọn. Dù khi đó Tây Thi và Phạm Lãi (một tướng sĩ trung thành của vua Câu Tiễn) đã là vợ chồng trên danh nghĩa, chỉ chưa động phòng hoa chúc…

Dù không đành lòng đưa Tây Thi làm mỹ nữ hiến thân vì không có người đàn ông nào lại đồng ý mang vợ mình cống cho người khác, nhất là khi Phạm Lãi lại vô cùng yêu thương nàng. Nhưng Tây Thi đã tình nguyện khi thấy đất nước lâm nguy và nhất là khi thấy vua Câu Tiễn khổ sở làm nô lệ ở xứ người…

Chẳng thể ngờ, người con gái nghiêng nước nghiêng thành này lại chiếm được cảm tình của Phù Sai. Dù biết, đây chỉ là mưu kế của Câu Tiễn nhưng nhà vua nước Ngô lại dùng tất cả sự chân thành của mình để đối đãi với nàng, chiều theo ý nàng và dù nàng có làm gì đi chăng nữa thì ông vẫn tha thứ. Chính vì vậy, Tây Thi đã bị tình cảm ấy làm cho cảm kích…

Tây Thi đi về đâu, số phận ra sao cũng không thấy nhiều văn tự ghi lại. Có tài liệu cho rằng, nàng đã được Phạm Lãi dẫn đi quy ẩn và sống an nhàn bên người tình cũ. (ảnh minh họa)

Tây Thi đi về đâu, số phận ra sao cũng không thấy nhiều văn tự ghi lại. Có tài liệu cho rằng, nàng đã được Phạm Lãi dẫn đi quy ẩn và sống an nhàn bên người tình cũ. (ảnh minh họa)

Vả lại, nhiều lần Câu Tiễn cấu kết với Phạm Lãi để hãm hại vua Ngô và kéo theo Tây Thi cũng bị liên lụy. Hết lần này đến lần khác, mang tính mạng của vợ mình ra đùa giỡn với nhà vua vì họ nghĩ, vua nước Ngô vì quá si mê nàng sẽ không đành lòng giết nàng, nên Phạm Lãi đã làm mất lòng tin nơi Tây Thi. Cảm kích trước sự chân tình của Phù Sai và thất vọng về người đàn ông mình yêu, Tây Thi đã đem lòng yêu thương Phù Sai thật… Sau quá nhiều lăm bôn ba nước địch, Tây Thi càng cảm nhận được sự chân thành mà nhà vua dành cho mình…

Cô dần dần trở thành người của Phù Sai, đứng ra khuyên giải vua Ngô giảng hòa, tha chết cho Câu Tiễn, thả tướng sĩ về nước để hai bên được sống yên bình… Vua Ngô cũng do dự nhiều lần nhưng vì những lời hứa suông của Câu Tiễn và Phạm Lãi, Phù Sai đã chấp nhận, thả họ về nước…

Chẳng thể ngờ, đó chỉ là lời nói giả dối, sau khi quân hùng mạnh, vua Câu Tiễn lại mang quân đánh nước Ngô và khiến Phù Sai bị thiệt mạng… Chỉ vì bao dung, chỉ vì tin người mà cuối cùng bỏ mạng nơi xa trường…

Tây Thi đi về đâu, số phận ra sao cũng không thấy nhiều văn tự ghi lại. Có tài liệu cho rằng, nàng đã được Phạm Lãi dẫn đi quy ẩn và sống an nhàn bên người tình cũ. Có sách ghi lại rằng, nàng đã tự vẫn để giữ trọn chữ chung thủy với phu quân của mình là Phù Sai. Các bộ phim chuyển thể thường lấy kết cục Tây Thi tự vẫn để chứng minh tình yêu chung thủy của nàng cũng như sự hi sinh của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn này. Cũng là bài học ngợi ca về tình yêu vợ chồng son sắt, đến chết không rời.

 

Ngu Cơ

Ngu Cơ và Hạng Vũ vốn là một đôi thanh mai trúc mã. Năm 15 tuổi, trong một lần sang thăm nhà bà, Hạng Vũ vô tình bắt gặp Ngu Cơ đang giặt đồ bên dòng sông trong xanh dưới ánh nắng của buổi chiều tà. Nét đẹp trong sáng như tiên nữ giáng phàm, đôi mắt hồ thu, cái nhìn mơ màng xa xăm của cô thiếu nữ lập tức chiếm hết tâm trí chàng thiếu niên. Tìm hiểu, Hạng Vũ được biết đó chính là nàng Ngu Cơ, con gái cưng nhà họ Ngu. Hạng Vũ không kìm lòng đặng, nhờ cậy bà ngoại đến nhà mai mối, chọn ngày “đón nàng về dinh”.

Nhưng vì hoàn cảnh, Hạng Vũ phải lâm trận, chưa thể kết tóc xe duyên cùng người đẹp, lâu dần cũng không còn nhớ nhung nhiều tới Ngu Cơ nữa. Tuy nhiên, Ngu Cơ vì ngưỡng một tướng mạo của Hạng Vũ và tài trí thông minh của chàng nên đã cam tâm chờ đợi, từ chối tất cả các mối quan hệ khác, những lời mai mối khác. Nghe được tin này, Hạng Vũ cảm kích vô cùng liền đón nàng về. Thật không ngờ, hai người lại được tương phùng, đúng là duyên trời định.

Ngu Cơ nổi tiếng là người con gái đẹp, chung tình. Thế nên suốt thời gian ở bên Hạng Vũ, cô không chỉ chăm sóc chàng mà còn an ủi, động viên, cùng đồng hành với phu quân của mình trong các trận chiến. Việc Ngu Cơ tự học bắn cung tên, cùng chồng xông pha trận mạc hoặc là hậu phương vững chắc của chồng, đồng cam cộng khổ… Chính vì vậy mà Hạng Vũ càng yêu thương vợ mình hơn, suốt ngày quấn quýt bên vợ. Sau mỗi trận chiến mệt mỏi, lại có người phụ nữ chung tình bên cạnh, Hạng Vũ cảm thấy hạnh phúc vô cùng…

 

Không chỉ thế, Ngu Cơ còn là người phụ nữ luôn lắng nghe và biết chia sẻ mỗi khi người Hạng Vũ mệt mỏi và gặp phải trở ngại. Mỗi lần phu quân mệt mỏi, nàng đều biết tìm cách thông minh để khiến chồng mình không còn cảm thấy u sầu nữa. Vì thế, tình cảm của hai người càng gắn bó keo sơn…

Người phụ nữ một đời vì chồng, hết lòng hi sinh vì chồng, đến chết cũng không quên mối tình chung thủy thật sự đáng ca ngợi… (ảnh minh họa)

Người phụ nữ một đời vì chồng, hết lòng hi sinh vì chồng, đến chết cũng không quên mối tình chung thủy thật sự đáng ca ngợi… (ảnh minh họa)

Đến khi Hạng Vũ bị quân Hàn Tín bao vây, biết khó thoát, nỗi ân hận lớn nhất trong đời chàng không phải là cái chết mà lo sợ cho số phận Ngu Cơ. Cũng chính vì là tri kỷ, thấu hiểu suy nghĩ của Hạng Vũ, Ngu Cơ đã dùng kiếm kết liễu đời mình với mong muốn không trở thành gánh nặng, cản đường lang quân, đồng thời kích tinh thần chiến đấu của chàng…

 

Người phụ nữ một đời vì chồng, hết lòng hi sinh vì chồng, đến chết cũng không quên mối tình chung thủy thật sự đáng ca ngợi… Đúng là, chẳng có gì quý trọng hơn người tri kỉ ở bên cạnh mình. Mối tình này dù về sau vẫn được ca ngợi trong lịch sử và phim ảnh…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm