3 mãnh tướng thời Tam Quốc tiền đồ rộng mở nhờ đổi chủ: 1 người là đệ tử 'ruột' của Gia Cát Lượng
‘Ngũ hổ tướng’ của Việt Nam tài giỏi ngang 5 mãnh tướng thời Tam Quốc, 1 người là ‘đặc công nước’ đầu tiên / 3 nhân vật khiến Tào Tháo ớn lạnh khi nghe tên: Đều có 1 điểm chung bí ẩn, Lưu Bị và Tôn Sách ‘không có cửa’
Khương Duy (202-264), tự Bá Ước, người quận Thiên Thủy, Lương Sơn (nay thuộc tỉnh Cam Túc). Ông được xem là đệ tử chân truyền của Gia Cát Lượng, sau nắm quyền thống lĩnh quân đội Thục Hán. Tuy nhiên, ban đầu Khương Duy là Trung lang tướng của Tào Tháo ở quận Thiên Thủy, sau khi Ngụy đầu hàng Thục Hán, vì được Gia Cát Lượng mến mộ, nhận làm học trò nên Khương Duy đã về dưới trướng của Lưu Bị.
Được "đệ nhất quân sư" Gia Cát Lượng bồi dưỡng, Khương Duy trở thành mãnh tướng trung thành số một của nhà Thục và Lưu Bị. Ông lập được nhiều công lao to lớn nên rất được trọng dụng, sau khi Gia Cát Lượng mất thì ông trở thành trụ cột của nhà Thục, phò tá hoàng đế Lưu Thiện và dẫn quân chinh chiến với quân Tào Ngụy và Đông Ngô trong rất nhiều năm.
Hoàng Trung
Hoàng Trung (? - 220) là một "lão tướng" trí dũng song toàn, dù tuổi cao nhưng sức mạnh không thua gì các mãnh tướng trẻ tuổi, một mình đủ sức địch muôn người, lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của quân Thục (Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung và Triệu Vân).
Ban đầu Hoàng Trung làm tướng dưới trướng Lưu Biểu, ông không được chú ý vì không có nhiều chiến tích xuất sắc. Thế nhưng, sau khi hàng Lưu Bị, làm tướng nhà Thục thì ông lại như "cá gặp nước", lập được vô số chiến công lớn, được Lưu Bị - Gia Cát Lượng cực kì kính nể và trọng dụng. Trận chiến nổi tiếng nhất của ông là chiến thắng ở núi Định Quân năm 219, tiêu diệt thành công tướng địch là Hạ Hầu Uyên - "sủng tướng" của Tào Tháo.
Ngụy Diên
Ngụy Diên (? - 234) là một trong những mãnh tướng nổi tiếng nhất thời Tam Quốc. Giống với Hoàng Trung, Ngụy Diên từng làm tướng dưới trướng Lưu Biểu rồi sau đó quy hàng Lưu Bị, làm tướng nhà Thục. Đổi chủ, Ngụy Diên đổi luôn cả vận khi có nhiều đóng góp to lớn cho nhà Thục, từng làm đến chức Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thái thú, Nam Trịnh hầu.
Một trong những thành tích ấn tượng nhất của Ngụy Diên chính là trấn thủ Hán Trung trong hơn 10 năm mà không kẻ thù nào có thể đánh chiếm được. Theo Lưu Bị từ những ngày gian nan đến khi Lưu Bị mất, Ngụy Diên sau đó tiếp tục phò tá hậu duệ của chủ là Lưu Thiện. Đáng tiếc là sau này Ngụy Diên bị tiểu nhân Dương Nghi vu oan mưu phản nên bị Lưu Thiện xử tử, tru di tam tộc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ