3 mỹ nhân tuyệt sắc nhưng lại là "tội nhân thiên cổ" trong sử Việt
Linh dương đầu bò thoát chết khỏi sư tử nhờ 'đòn hiểm' / Kinh hãi trước ghế rồng Tử Cấm Thành đoạt mạng người trong chớp mắt
Mỵ Châu
Sau nhiều lần đại bại dưới chân An Dương Vương, Triệu Đà bèn xin cưới Mỵ Châu cho con trai Trọng Thủy. Trong thời gian ở rể tại Âu Lạc, Trọng Thủy đã dụ dỗ Mỵ Châu đánh cắp các bí mật quân sự và tráo đổi nỏ thần – vũ khí trăm trận trăm thắng của quân Âu Lạc.
Sau khi thực hiện xong mưu đồ, Trọng Thủy xin An Dương Vương về thăm cha mẹ. Trước khi lên ngựa, hắn dặn Mỵ Châu: “Ân tình vợ chồng không thể quên nhau. Ta có chiếc áo lông ngỗng, nàng hãy khoác vào, đi đến đâu thì rải lông xuống đường để làm dấu“.
Một thời gian sau, Triệu Đà bèn phát binh đánh chiếm Âu Lạc. Nỏ thần không còn, quân lính đại bại, An Dương Vương bèn đưa Mỵ Châu chạy về phía Nam. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng nàng rải xuống đường mà đuổi giết.
Khi An Dương Vương chạy đến bờ biển, thần Kim Quy hiện lên bảo với vua: “Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy”. Vua quay lại nhìn thấy lông ngỗng dọc đường, hiểu ra mọi sự, bèn vung gươm chém đầu Mỵ Châu. Sai lầm của Mỵ Châu không chỉ khiến dân chúng tan cửa nát nhà, mà còn gián tiếp đẩy nước ta vào kiếp cảnh đô hộ 1000 năm Bắc thuộc.
Linh Chiếu Thái hậu
Linh Chiếu Thái hậu tức Cảm Thánh phu nhân, là vợ của vua Lý Thần Tông. Năm 1136, bà sinh ra Hoàng tử Lý Thiên Tộ, là con trai thứ. Cảm Thánh phu nhân sinh lòng đố kỵ với Thái tử Thiên Lộc, vì ông chỉ là con của người hầu, địa vị thấp hèn. Hai năm sau, hoàng đế lâm bệnh nặng, bà bèn đút lót Tham tri chính sự Từ Văn Thông để hắn soạn sai di chiếu.
Cùng năm đó Thần Tông hoàng đế băng hà. Con trai là Thiên Tộ kế vị, tức Lý Anh Tông. Cảm Thánh phu nhân được tôn làm Hoàng thái hậu. Vì vua còn nhỏ (lúc đó mới 2 tuổi) nên bà buông rèm nhiếp chính. Thế nhưng thực tế, mọi việc triều chính đều do một người tên là Đỗ Anh Vũ – tình lang của Thái Hậu, quyết định.
Quyền chức ở trong tay, Đỗ Anh Vũ ngày càng lộng hành, khiến triều thân vô cùng bất bình và căm giận. Sau này, hắn bị Vua Anh Tông bắt giữ, nhưng sau đó nhờ Thái hậu mà được phục quan. Được thế làm càn, Đỗ Anh Vũ nhẫn tâm sát hại trung lương. Anh Tông chưa hiểu chuyện, nên cũng nghe lời xàm tấu, cuối cùng gây ra vụ án oan đẫm máu là Canh Ngọ cung biến.
Tuyên phi Đặng Thị Huệ
Đặng Thị Huệ quê ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy gia cảnh nghèo khó, nhưng nhờ sắc nước hương trời, nên được tiến vào phủ Chúa. Dần dần, bà ngày càng được Trịnh Sâm yêu quý, phong làm chính cung, gọi là Tuyên Phi.
Từ ngày sủng hạnh Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm ngày càng u mê, dẫn đến chính trị suy đồi, muôn dân than khóc. Không chỉ vậy, em trai của Tuyên Phi là Đặng Lân còn cậy thế hà hiếp bách tính, chèn ép người vô tội.
Vì nghe lời Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm đã phế con trưởng là Trịnh Tông, lập con của Tuyên Phi là Trịnh Cán mới 4 tuổi lên làm thế tử. Sau khi Trịnh Sâm mất, nội chiến nổi lên, Trịnh Tông làm phản, chiến giữ ngôi vị. Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau lâm bệnh qua đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?