3 nhân tài Lưu Bị không biết giữ, để tuột vào tay Tào Tháo
Công Tôn Toản bồi dưỡng được 3 danh tướng, 1 người phò tá Lưu Bị, 1 người làm cho Tào Tháo, người còn lại mới thực sự là cao thủ / Nếu không phát động trận Di Lăng liệu Lưu Bị có thể thống nhất thiên hạ?
Ở đây Gia Cát Lượng đã chỉ ra hai ưu điểm của Lưu Bị. Thứ nhất, Lưu Bị là hậu duệ của hoàng thất nhà Hán. Thứ hai, Lưu Bị là người nhân đức, quý trọng người tài.
Có không ít người nghi ngờ về thân phận hậu duệ hoàng thất nhà Hán của Lưu Bị.
Suy cho cùng, cuộc sống của Lưu Bị rất khốn khó, chỉ là một kẻ đan chiếu bán giày, thế nhưng khi Lưu Bị còn nhỏ, ông được đi theo đại nho Lư Thực học tập, bạn đồng môn của ông đa phần là con cháu của những nhà danh gia vọng tộc như Công Tôn Toản, từ đó cũng có thể chứng minh xuất thân của Lưu Bị không tầm thường.
Hán Hiến Đế cũng đã công nhận thân phận hậu duệ hoàng thất nhà Hán của Lưu Bị, có điều ông không phải là chú của Hán Hiến Đế.
Nhờ xuất thân của mình, cùng với phẩm chất thiết tha chiêu nạp hiền tài, Lưu Bị được không ít nhân tài của thời Tam Quốc đi theo. Nhưng cho dù như vậy, ông vẫn bỏ lỡ không ít người giỏi thực sự và phần lớn những người này đều rời vào tay Tào Tháo, trong số đó có 3 nhân vật sau đây:
1. Trần Đăng
Trần Đăng, tự Nguyên Long, người Hoài Phố, Hạ Bì (nay là Liên Thủy Tây, tỉnh Giang Tô).
Trần Đăng có tính cách trầm tĩnh, mưu trí hơn người. Từ nhỏ ông đã có chí giúp đời cứu dân, hơn nữa còn đọc nhiều hiểu rộng, học thức rất uyên bác, là một nhân tài hiếm có.
Vào năm Trần Đăng 25 tuổi, ông được tiến cử làm Hiếu liêm, làm huyện trưởng huyện Đông Dương. Sau khi làm quan địa phương, Trần Đăng cũng có thể theo dõi lòng dân, giúp người yếu thế và trẻ mồ côi... rất được dân chúng địa phương kính trọng.
Hình ảnh nhân vật trên phim.
Sau khi Đào Khiêm làm Từ Châu mục, có đề bạt Trần Đăng làm Hiệu uý Điển Nông. Trần Đăng bắt đầu quản lý sản xuất nông nghiệp của Từ Châu.
Để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp Từ Châu, ông đã đích thân đi khảo sát tình hình thổ nhưỡng tại đồng ruộng ở các vùng của Từ Châu, sau đó mở rộng công trình thuỷ lợi, dẫn nước tưới tiêu ruộng đất,... giúp nền nền nông nghiệp của Từ Châu được phục hồi sau khi bị phá hoại vì chiến tranh loạn lạc vào cuối thời Đông Hán của. Người dân Từ Châu được hưởng lợi, được an cư lạc nghiệp, lúa thóc đầy đồng.
Sau khi Đào Khiêm qua đời vì bệnh tật, vì bách tính Từ Châu, Trần Đăng đã ủng hộ cho Lưu Bị nổi tiếng nhân đức làm Từ Châu mục, ông bắt đầu làm việc dưới trướng Lưu Bị.
Trần Đăng chân thành ủng hộ Lưu Bị, cũng sẵn sàng làm việc dưới quyền Lưu Bị, đi theo Lưu Bị. Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi Lưu Bị lên làm Từ Châu mục, thời điểm ông đem quân đi đánh Viên Thuật, bị Lã Bố đánh úp, cướp lấy Từ Châu, Trần Đăng và một số người khác cũng bị ép trở thành thuộc hạ của Lã Bố.
Trên danh nghĩa, Trần Đăng đã trở thành thuộc hạ của Lã Bố, thế nhưng trên thực tế, ông vô cùng căm ghét thái độ làm người của Lã Bố, không chịu dốc sức phục vụ cho ông ta.
Sau khi Lã Bố và Tào Tháo trở mặt, Tào Tháo đem quân tới tấn công Lã Bố. Thực lực của Lã Bố không bằng Tào Tháo, ông ta chuẩn bị bắt tay với Viên Thuật chống lại Tào Tháo.
Để tiêu hao lực lượng của Lã Bố, cha con Trần Khuê, Trần Đăng đã tìm cách phá hỏng quan hệ thông gia giữa Lã Bố và Viên Thuật. Ngay sau đó, khi Trần Đăng đi sứ Hứa Đô, ông đã hiến kế hạ gục Lã Bố cho Tào Tháo, giúp Tào Tháo đánh bại được Lã Bố.
Nhờ đó Trần Đăng được Tào Tháo khen thưởng, trở thành Thái thú Quảng Lăng của Tào Nguỵ.
Bởi vì chuyện này, Trần Đăng đang là thuộc hạ của Lưu Bị trở thành thuộc hạ của Tào Tháo, khiến Lưu Bị mất đi một nhân tài, giúp Tào Tháo củng cố thêm người phò tá thực sự có năng lực.
2. Từ Thứ
Từ Thứ, có tên cũ là Từ Phúc, tự Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên. Từ Thứ báo thù cho người khác, bị quan phủ bắt lại, chuẩn bị bị xử tử thì được đồng đảng cứu ra, bắt đầu đổi tên thành Từ Thứ.
Hình ảnh nhân vật trên phim.
Từ đó về sau, Từ Thứ không còn động tới đao thương nữa, thay đổi tính khí ngày thường của mình, đi bái sư học đạo.
Năm Sơ Bình thứ 2 (năm 191), bởi Đổng Trác làm loạn, thiên hạ của nhà Hán lâm vào tình thế rối ren, Từ Thứ và người bạn thân cùng quận là Thạch Thao xuống phía Nam, đến Kinh Châu tránh nạn.
Trong thời gian này, Từ Thứ kết bạn được với Gia Cát Lượng.
Năm Kiến An thứ 6, sau khi Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, ông bị ép phải chạy khỏi Kinh Châu, đi nương nhờ người đồng tộc là Lưu Biểu. Lưu Biểu cho Lưu Bị đem quân đồn trú lại Tân Dã, giúp đỡ mình chống lại Tào Tháo. Bởi Lưu Bị là hậu duệ hoàng thất nhà Hán, nổi danh tín nghĩa khắp bốn bể, thế nên Từ Thứ đã tới đầu quân cho ông. Từ Thứ trở thành mưu sĩ dưới trướng Lưu Bị, rất được ông trọng dụng.
Sau khi về làm việc cho Lưu Bị, Từ Thứ đã tiến cử Ngoạ Long Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Lưu Bị bảo Từ Thứ dẫn Gia Cát Lượng tới gặp mình, nhưng Từ Thứ lại nói, Lưu Bị cần hạ thấp cái tôi, đích thân đi gặp Gia Cát Lượng, thế nên mới có điển tích ba lần bái phỏng lều tranh.
Gia Cát Lượng cảm động trước thành ý của Lưu Bị, xuống núi phò tá ông.
Khi diễn ra trận Trường Bản, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, Từ Thứ dẫn theo gia quyến bỏ chạy cùng Lưu Bị, nhưng tới Đương Dương - Trường Bản thì bị quân Tào đuổi kịp, mẹ của Từ Thứ rơi vào trong tay quân Tào.
Để cứu mẹ già, Từ Thứ buộc phải sang phe Tào, trở thành thuộc hạ của Tào Tháo, còn làm tới chức quan như Ngự sử trung thừa.
3. Khiên Chiêu
Khiên Chiêu, tự Tử Kinh, là người huyện Quan Tân quận An Bình (nay là Vũ Ấp Đông, tỉnh Hà Bắc).
Khiên Chiêu và Lưu Bị là bạn thuở thiếu thời, anh hùng chung một chí hướng, trở thành hai người bạn có thể sống chết có nhau.
Khiên Chiêu theo người cùng huyện là Nhạc Ẩn để học tập. Trong loạn Thập Thường Thị, Nhạc Ẩn bị kẻ khác giết hại, Khiên Chiêu bất chấp nguy hiểm của bản thân, cùng môn sinh của Nhạc Ẩn là Sử Lộ và những người khác đem thi hài thầy về quê nhà.
Đến nửa đường họ gặp phải sơn tặc, đám người Sử Lộ bỏ chạy tán loạn, chỉ có Khiên Chiêu ở lại, khẩn thiết cầu xin sơn tặc tha cho họ. Việc này khiến sơn tặc cảm thấy Khiên Chiêu là một người có tình nghĩa, bèn thả cho ông đi. Cũng nhờ đó, danh tiếng của Khiên Chiêu vang xa.
Về sau, Khiên Chiêu đi đầu quân cho phe Viên Thiệu, làm việc dưới trướng Viên Thiệu, kiêm chỉ huy quân Ô Hoàn Đột Kỵ (bộ đội nổi tiếng tinh nhuệ thời đó).
Cận thần của Viên Thiệu phạm pháp, Khiên Chiêu không hề nể tình. Sau khi chém đầu kẻ đó theo pháp luật, ông mới báo cáo lại việc này cho Viên Thiệu.
Viên Thiệu rất tán thưởng sự quyết đoán của Khiên Chiêu, không hề xử phạt ông. Nhưng không lâu sau, Viên Thiệu thất bại thảm hại trước Tào Tháo trong trận Quan Độ, từ đó đau ốm không dậy nổi, sang năm sau thì qua đời.
Sau khi Viên Thiệu qua đời, Khiên Chiêu bắt đầu đi theo Viên Thượng. Trong khoảng thời gian này, ông bị cháu ngoại của Viên Thiệu là Cao Can hãm hại, bị ép phải rời Viên Thượng, đầu quân cho Tào Tháo.
Sau khi về dưới trướng Tào Tháo, Khiên Chiêu đã làm một biên tướng, chiêu hàng các tộc Ô Hoàn, Tiên Ti cho Tào Tháo, đại phá Kha Bỉ Năng, lập nên chiến công hiển hách.
Cả 3 người này, Lưu Bị đều không thể giữ lại bên mình mà để rơi cả vào tay Tào Tháo. Khi xưa nếu như Lưu Bị có giữ lại được 1 trong 3 người họ, để người ấy phò tá Quan Vũ, tin chắc rằng có thể đảm bảo cho Thục Hán không đánh mất Kinh Châu. Chỉ đáng tiếc là sự thật đã không xảy ra như thế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?