Tào Tháo và Lưu Bị trước khi chết mỗi người đều nhắc tên 1 người, nếu loại bỏ được, Tào Ngụy và Thục Hán đã có thể tồn tại lâu hơn
Không phải Lưu Bị, mưu sĩ từng bị Tào Tháo lừa gạt này mới là người góp phần giúp Gia Cát Lượng lưu danh thiên cổ / Lần lượt đoạt mạng 6 mưu sĩ, cái chết của người thứ 6 khiến Tào Tháo phải 'trả giá'
Tào Tháo và Lưu Bị đều là những vị quân chủ có tầm nhìn xa, trước khi qua đời, mỗi người đều nhắc đến tên 1 người, nếu như những người ở lại nghe theo lời dặn dò của họ, có lẽ lịch sử Tam Quốc đã đổi khác rất nhiều.
Thời kỳ Tam quốc, thiên hạ chia ba, anh hùng xuất hiện lớp lớp, kỳ tài dị sĩ ở khắp nơi, người đứng đầu ba thế lực tranh đoạt thiên hạ khi đó cũng đều là những người biết nhìn người, yêu thích tài năng và biết trọng dụng nhân tài.
Cũng chính bởi vì như thế, bọn họ mới không thể phân rõ thắng bại với nhau.
Nhưng kẻ có tài cũng dễ gây chuyện, bởi vì bạn không thể biết được họ liệu có dã tâm muốn tranh bá hay không, bởi vì suy cho cùng chẳng có ai cam tâm tình nguyện làm thần tử cả đời cho người khác, đây cũng chính là thử thách thách thức tài nhìn người của mỗi vị quân chủ.
Nhưng thời gian lại chẳng chờ đợi ai, đến khi nhận ra thì lúc đó, cơ hội nói ra thậm chí cũng chẳng còn.
Giống như Tào Tháo đã nhìn nhầm một người, phải đến tận khi trước khi mất ông mới tỉnh ra, nhưng chỉ kịp nói tên người đó cho con trai.
Không chỉ riêng Tào Tháo mà ngay cả đối thủ cả đời của ông là Lưu Bị cũng phải đến khi hấp hối mới nhận ra tai họa ngầm. Ông cũng đã nói ra tên người này, tiếc là mọi người đều không coi trọng lời dặn của ông, nếu không thì lịch sử nhà Thục và nhà Tào Ngụy đã thay đổi rất nhiều.
Tào Tháo nhắc đến Tư Mã Ý
Tào Tháo trước khi qua đời đã cẩn thận dặn dò Tào Phi phải cảnh giác với Tư Mã Ý, nếu như không kịp thời xử lý mối họa này sẽ dẫn đến đại họa về sau.
Sau khi Tào Phi lên ngôi, tuy rằng ông có đề phòng Tư Mã Ý nhưng lại không nhẫn tâm trừ khử Tư Mã Ý, để đến khi Tào Phi qua đời, con trai tuổi còn nhỏ lên ngôi lại càng không phải là đối thủ của Tư Mã Ý.
Đến lúc này, lớp ngụy trang của Tư Mã Ý đã được lột bỏ, dã tâm to lớn của Tư Mã Ý với quyền lực được bộc lộ một cách công khai. Chỉ tiếc là lúc này trong vương quyền Tào Ngụy lại chẳng có ai có thể ngăn cản được bước tiến của Tư Mã Ý, cuối cùng Tư Mã Ý cũng thành công soán ngôi vua.
Nếu như Tào Phi khi ấy không bị vẻ ngụy trang nhún nhường, dễ bảo của Tư Mã Ý qua mặt, dám thẳng tay trừ bỏ Tư Mã Ý thì cũng chẳng khiến cơ nghiệp mất đi sớm như thế.
Lưu Bị nhắc đến Mã Tắc
Còn Lưu Bị, dù rằng tài năng không kém gì Tào Tháo, nhưng con trai Lưu Bị lại chẳng được giỏi như con trai Tào Tháo, chỉ có một Lưu Thiện "bùn nát chẳng trát nổi tường".
Vì giang sơn không dễ dàng giành được, trước khi chết Lưu Bị muốn giúp con trai loại trừ tất cả hậu họa về sau. Bấy giờ Lư Bị gọi Lưu Thiện cùng Gia Cát Lượng – người mà ông tin tưởng nhất đến, dặn dò rằng về sau nhất định phải cẩn thận Mã Tắc, vì người này chỉ có tài dẫn binh trên giấy, tuyệt không thể trọng dụng.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng lại không đồng tình với ý kiến của ông, ngược lại còn trái lời mà đề bạt Mã Tắc, kết quả là trong lần Bắc phạt đầu tiên, Gia Cát Lượng trọng dụng để cho Mã Tắc trấn thủ Nhai Đình, nhưng kết quả lại thất bại, khiến cho trận chiến Gia Cát Lượng hao tâm tổn trí bao năm chuẩn bị cứ thế mà kết thúc thất bại.
Nếu như ban đầu Gia Cát Lượng nghe theo lời Lưu Bị, thì kết cục đã khác rồi.
Nếu như Tào Phi nghe theo lời Tào Tháo diệt trừ Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng nghe lời Lưu Bị không trọng dụng Mã Tắc, thì lịch sử chắc chắn đã khác. Theo các bạn, kết quả sau đó sẽ thế nào?
End of content
Không có tin nào tiếp theo