Khám phá

3 thanh kiếm nổi tiếng: Số 2 nghìn năm vẫn sắc bén, chất lượng khiến chuyên gia "ngả mũ"

Trong số 3 bảo vật này, có thanh kiếm sau hàng nghìn năm vẫn không bị gỉ sét, chất lượng khiến các chuyên gia phải ngạc nhiên.

Vị phi tần được Càn Long ban thưởng hai quả dưa chuột khiến cả hậu cung ghen tị: Vì sao? / Kề cạnh chủ tử, thái giám hầu đủ việc, phi tần đi tắm buổi tối cũng "không rời nửa bước"

Điểm chung của những thanh kiếm cổ này đều được chế tác tinh xảo, có chất lượng tốt ở mức đáng kinh ngạc. Thậm chí có thanh kiếm vẫn vô cùng sắc bén sau hàng nghìn năm.

Dưới đây là 3 thanh kiếm nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Thứ nhất, Cửu long bảo kiếm

3 thanh kiếm nổi tiếng: Số 2 nghìn năm vẫn sắc bén, chất lượng khiến chuyên gia ngả mũ - Ảnh 1.

Cửu long bảo kiếm là thanh kiếm nổi tiếng trong lăng mộ hoàng đế Càn Long.

Đây là thanh kiếm trong lăng mộ của hoàng đế Càn Long. Sở dĩ được gọi là Cửu long bảo kiếm vì trên thân của thanh kiếm này có khắc 9 con rồng uốn lượn vô cùng sống động. Dù được chạm khắc tinh xảo nhưng thanh kiếm này lại được coi là bảo vật "chết chóc" vì khiến không ít người mất mạng.

Theo đó, sau khi đột nhập vào lăng mộ của nhà Thanh, Tôn Điện Anh, một lãnh chúa quân phiệt đã vơ vét được nhiều của cải, bảo vật quý giá. Nhằm thoát tội trộm mộ, Tôn Điện Anh đã lần lượt đem những báu vật lấy được trong các lăng mộ để tặng cho những nhân vật lớn lúc bấy giờ của Quốc Dân Đảng.

Trong đó, Tôn Điện Anh đã tặng Cửu long bảo kiếm cho Tưởng Giới Thạch. Báu vật này được một người tên là Đái Lạp được cử để mang đi tặng. Thanh kiếm cổ tuy bám bụi nhiều năm nhưng vẫn đầy "sát khí".

Khi Đái Lạp mang kiếm quý này lên trên máy bay, thật không ngờ mới bay được nửa chừng thì máy bay bị rơi. Đái Lạp vì thế cũng mất mạng, thanh kiếm này từ đó cũng biến mất.

Thứ hai, kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

Trong lịch sử, Việt Vương Câu Tiễn (496 TCN – 465 TCN) là vị vua nổi tiếng thời Xuân Thu. Ông nổi tiếng là người giỏi nhẫn nhục và có tài trị quốc. Chính nhờ "nằm gai nếm mật" mà ông đã phục thù thành công, đánh bại được nước Ngô. Trong cuộc đời nhiều thăng trầm của mình, Việt Vương Câu Tiễn cũng có thanh kiếm của riêng mình. Thanh kiếm quý này được cho là do một người thợ rèn kiếm nổi tiếng làm ra.

 

3 thanh kiếm nổi tiếng: Số 2 nghìn năm vẫn sắc bén, chất lượng khiến chuyên gia ngả mũ - Ảnh 2.

Trên lưỡi kiếm có khắc 8 chữ là: "Việt Vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm".

Theo các nhà khảo cổ, một chuyên gia khi nhìn thấy thanh kiếm của Câu Tiễn đã vô cùng kinh ngạc. Báu vật này hấp dẫn đến mức vị chuyên gia nảy sinh ý định dùng ngón tay của mình để thử về độ sắc bén. Kết quả, ông đã bị đứt tay, chảy máu khi chạm vào lưỡi kiếm.

Sau đó, để kiếm tra về độ sắc bén của thanh kiếm Câu Tiễn, các nhà khảo cổ học đã chuẩn bị một xấp giấy dày, gồm 16 tờ. Kết quả là thanh kiếm này dễ dàng cắt xuyên qua xấp giấy. Điều này khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên.

Sau khi phân tích, các nhà khoa học chỉ ra rằng bảo kiếm này được rèn từ các chất liệu như đồng, sắt, thiếc, chì, lưu huỳnh. Trong số này, đồng là chiếm tỷ lệ cao nhất.

Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn đã hơn 2.500 năm tuổi nhưng vẫn là thứ vũ khí vô cùng sắc bén, thậm chí còn không bị xỉn màu hay hoen gỉ. Kể từ sau khi tìm thấy ở Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc vào năm 1965, thanh kiếm này được coi là một trong những bảo vật của Trung Quốc.

 

Thanh kiếm Câu Tiễn dài khoảng 55,7 cm và nặng 875 gram hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bí mật của phương pháp chế tác thanh kiếm nổi tiếng thời cổ đại.

Thứ ba, Tần Vương kiếm

3 thanh kiếm nổi tiếng: Số 2 nghìn năm vẫn sắc bén, chất lượng khiến chuyên gia ngả mũ - Ảnh 4.

Những thanh kiếm được tìm thấy trong hố chôn của chiến binh đất nung vẫn vô cùng sắc bén, không bị gỉ sét.

Tần Vương kiếm chính là tên gọi của những thanh kiếm được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vào năm 1994. Lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nằm ở chân núi Ly Sơn, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Những thanh kiếm đặc biệt này được tìm thấy ở Hố chôn số 2 của chiến binh đất nung. Vào thời điểm khai quật, các nhà khảo cổ học vô cùng ngạc nhiên khi thấy Tần Vương kiếm vẫn còn rất sắc bén, thậm chí không bị gỉ sét dù được chôn dưới đất hơn 2.000 năm.

 

Điều đáng chú ý là các chuyên gia còn phát hiện ra trên bề mặt của những thanh kiếm cổ này có phủ một lớp oxit crom dày khoảng 10 micromet. Phương pháp này giúp cho các thanh kiếm này không bị hao mòn kim loại. Phát hiện này đã gây chấn động thế giới bởi phương pháp sử dụng phủ hợp chất crom mới xuất hiện ở Đức từ năm 1937.

Bài viết tham khảo nguồn: Xinhua, Sohu, Baidu

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm