Khám phá

3 vụ án oan khiến trời xanh phải rơi lệ trong lịch sử Trung Hoa

Trong suốt chiều dài trăm nghìn năm văn hiến của lịch sử Trung Hoa, bên cạnh những bậc hảo hán tài trí hơn người, vẫn còn đó nhiều cái chết oan khuất của những bậc trung lương, khiến trời xanh rơi lệ, hậu thế muôn phần thương tiếc.

Giải mã vụ ám sát Lenin năm 1918 chấn động nước Nga / Giải mã bất ngờ về vị vua huyền thoại trên quân K bích

Vụ án số 1: Bọc xác trôi sông

Ngũ Tử Tư vốn là tướng quốc nước Ngô thời Xuân Thu, rất được tin dùng. Thế nhưng từ khi Phù Sai lên ngôi, Ngũ Tử Tư bị thất sủng, thậm chí còn bị gian thần hãm hại.

Vào lúc đó vua nước Việt là Câu Tiễn vì mối hận thù với Phù Sai mà phải nhẫn nhục, chờ thời cơ làm phản. Ngũ Tử Tư thấy trước họa mất nước sắp xảy đến, đã nhiều lần cảnh báo vua Ngô. Thế nhưng Bá Bỉ - vốn một kẻ đại gian đại ác, đã được Văn Chủng - cận thần của Câu Tiễn đút lót, nhằm buông lời gièm pha,vu cáo Ngũ Tử Tưcó ý định phản quốc.

ngu tu tuẢnh minh họa

Phù Sai tin lời xu nịnh, ép Ngũ Tử Tư tự vẫn. Ông đau xót than rằng: “Sau khi ta chết hãy trồng trên mộ ta một cây tử đề có thể làm quan tài. Hãy móc mắt ta treo trên cửa phía đông để thấy giặc Việt vào tiêu diệt nước Ngô”. Phù Sai nghe xong vô cùng tức giận, bèn dùng da ngựa bọc xác của ông, rồi thả xuống sông Giang lạnh lẽo.

Quả nhiên, đúng như lời Ngũ Tử Tư tiên đoán, hơn 10 năm sau, Việt vương Câu Tiễn đã đem quân tiêu diệt nước Ngô. Trước khi chết, Phù Sai đã ôm mặt mà khóc: “Ta không còn mặt mũi nào để nhìn Tử Tư nữa rồi”.

Vụ án số 2: Thỏ tử cẩu phanh

Lại là một câu chuyện nữa liên quan đến Việt vương Câu Tiễn. Nhưng lần này, ông lại là nhân vật chính. Bấy giờ, Câu Tiễn có hai trung thần là Văn Chủng và Phạm Lãi. Nhờ họ, ông mới có thể diệt Ngô, trả được nợ nước, tìm lại uy phong đã mất.

Tuy nhiên, sau khi đất nước đã bình yên, dân chúng an cư lạc nghiệp, Phạm Lãi bèn từ quan, lui về ẩn dật. Trước khi ra đi, ông không quên để lại cho Văn Chủng một phong thư, viết: “Chim chết rồi cung tên xếp xó, thỏ chết rồi chó bị phanh thây. Con người Câu Tiễn chỉ có thể chung hoạn nạn, nếu muốn toàn mạng, ông hãy lập tức rời đi”.

 

378Ảnh minh họa

Văn Chủng nhất mực không tin, bởi suốt 10 năm trời đã cùng quân vương nằm gai nếm mật, sao ngài có thể cạn tình cạn nghĩa được chứ? Thế nhưng, không lâu sau, Câu Tiễn cầm thanh kiếm mà Phù Sai đã ban chết cho Ngũ Tử Tư đến gặp Văn Chủng, nói:

“Nhà ngươi dạy quả nhân bảy thuật để đánh Ngô, quả nhân mới dùng có ba mà nước Ngô đã thua. Còn bốn thuật nữa, nhà ngươi hãy dùng những thuật ấy vớidiêm vươngxem sao”. Văn Chủng bàng hoàng, hối hận vì không tin lời Phạm Lãi, đành rút gươm tự sát.

Vụ án số 3: Vô binh tạo phản

Trong thời Hán – Sở tranh hùng, cái chết của Hàn Tín được xem là mối oan khuất bi thương nhất. Xưa kia, Lưu Bang có thể chiếm thế thượng phong, đánh bại Hạng Vũ, đều nhờ mưu lược và tài trí của Hàn Tín.

Khi Hàn Tín nắm trong tay quân lực hùng mạnh, Hạng Vũ từng khuyên ông làm phản để chia ba thiên hạ, nhưng ông thà chết quyết không thay lòng. Sau đó, Khoái Triệt còn hiến kế cho Hàn Tín cắt đất Tề, Yên, Triệu để tạo thế chân vạc, nhưng ông vẫn một lòng hướng đến Lưu Bang: “Tôi lẽ nào lại chạy theo lợi mà quên nghĩa hay sao?”

 

379Ảnh minh họa

Thế nhưng, một bậc trung thần như vậy, lại lãnh một kết cục cực kỳ bi thảm. Ngay sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu Bang đã nhanh chóng đoạt lấy binh quyền của Hàn Tín, rồi lại vu cho ông tội phản nghịch. Trong ngục tối, bị xiếng xích hàm oan trói chặt, Hàn Tín chỉ còn biết ngửa mặt lên trời mà than:

“Đúng như người ta nói: ‘Thỏ chết thì chó bị nấu chín, chim chết thì cung bị cất đi, nước địch bị phá thì trung thần phải chết. Nay thiên hạ thái bình, ta chết đi cũng đáng”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm