Giải mã vụ ám sát Lenin năm 1918 chấn động nước Nga
Tháng 8/1918, lãnh tụ Lenin đối diện với vụ ám sát nguy hiểm do một phụ nữ Ukraine thực hiện. Người này dùng súng lục bắn 3 phát về phía Lenin. Trong đó, 2 viên đạn trúng người Lenin nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
'Kinh hãi' với những dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ ở Nga (phần 3) / Khám phá chiêu 'độc' chống trộm mộ của người Trung Quốc

Lãnh tụ Lenin là một nhân vật nổi tiếng, được nhiều người biết đến sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tuy nhiên, ông cũng trở thành mục tiêu bị ám sát của thế lực thù địch.

Trong số này, đáng chú ý là sự kiện lãnh tụ cách mạng Lenin đối diện với một vụ ám sát nguy hiểm vào ngày 30/8/1918.

Vụ ám sát Lenin diễn ra trong bối cảnh thế lực thù địch lo ngại Đảng Bolshevik sẽ ký hiệp định đình chiến với Đức khi Thế chiến 1 gần đi đến hồi kết.

Người thực hiện vụ ám sát này là một phụ nữ Ukraine có tên Fanya Kaplan (28 tuổi).

Theo các tài liệu, Fanya Kaplan thực hiện vụ ám sát Lenin khi ông tham dự một sự kiện ở Moscow.

Trong lúc Lenin đang phát biểu thì Fanya Kaplan đứng giữa đám đông rút khẩu súng lục ra và bắn 3 phát đạn về phía ông.

Một viên đạn sượt qua áo khoác, 2 phát đạn còn lại trúng cổ và vai trái của Lenin. Được đưa đi cấp cứu ngay lập tức, Lenin được các y bác sĩ phẫu thuật vết thương do trúng đạn. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe của Lenin dần bình phục và ổn định.

Lực lượng an ninh Nga khi ấy bắt được Fanya Kaplan ngay tại hiện trường vụ ám sát.

Sau khi bị bắt, Kaplan khai rằng bản thân là thành viên phong trào vô chính phủ ở Kiev. Bà từng bị đưa đi lưu đày khổ sai 11 năm vì ám sát một quan chức trong chính quyền của Sa hoàng.

Khi Sa hoàng cuối cùng của Nga bị lật đổ, Kaplan được ân xá. Sau khi được thả tự do, Kaplan gia nhập đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa (SR) và nhen nhóm ý định ám sát Lenin để chống phá đảng Bolshevik. Với tội mưu sát Lenin, Kaplan bị xử bắn vào ngày 3/9/1918.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Cột tin quảng cáo