4 biệt thự cổ của gia tộc giàu nức tiếng miền Tây
Nơi an nghỉ lạnh lẽo của công tử ăn chơi khét tiếng miền Tây / Ngôi chùa thiêng miền Tây lưu giữ hơn 100 mộc bản cổ
Đây là những ngôi nhà biệt lập được xây dựng theo kiểu biệt thự thời Pháp trên khu đất 15.000 m2.
"Cả 4 ngôi nhà này không xây dựng cùng lúc, hết nhà này đến nhà khác. Phải mất vài năm mới xong một ngôi nhà. Riêng ngôi nhà này xây dựng xong phải mất thêm 3 năm để trang trí nội thất... ", ông Nguyễn Hữu Xuân (còn gọi là Tư Xuân) cho biết.
Mặt tiền của ngôi nhà được công nhân di tích. |
Cố giữ nét xưa
Ông Tư Xuân ngồi trên chiếc trường kỷ tiếp chúng tôi. Ông nói: "Chúng tôi bảo tồn được khá nhiều vật dụng của ông bà để lại. Bộ trường kỷ này đã hơn 100 năm. Chiếc phản phía sau lưng anh là của bà sơ tôi. Tuổi đời của nó cũng đã ngót nghét 200 năm".
Tấm phản hơn 200 năm trong ngôi nhà ông Tư Xuân đang ở. |
Về ngoi nhà ông đang ở, ông Tư Xuân từ chối không để ngành văn hóa chọn làm di tích vì theo lời ông, khi là di tích mình không được quyền sửa chữa thay đổi.
Nói đến đây, ông đưa chúng tôi xem nơi ông thợ đang thi công sửa chữa. Ông nói, bức vách này đã có triệu chứng sụp đổ. Nếu không kịp làm thì nó sụp xuống không biết lúc nào.
Một phần ngôi nhà ông Tư Xuân đang sửa chữa. |
Thuở nhỏ, ông Tư Xuân sống với gia đình trong căn nhà này. Đếnkhi ông15 tuổi cả khu vực này luôn hứng chịu nhiều bom đạn bởi chiến tranh.Gia đình ôngđành phải rời nơi đây đìm tìm nơi cư trú mới.
Tủ thờ, bàn ghế trong nhà ông Tư Xuân vẫn được giữ nguyên. |
"Sau 1975, chúng tôi trở về nhưng cũng chỉ để thăm lại chốn cũ. Nhà nào cũng găm đầy vết bom, đạn. Có nhà bị sụp tuồng, đổ mái. Rồi lần lượt con cháu trở về ...
Tôi về nhận lại nhà vào năm 1980 nhưng phải 5 năm sau mới chính thức về ở. Ngôi nhà của tôi - do ông bà để lại - không khác 3 ngôi nhà kia bao nhiêu. Diện tích của ngôi nhà 948m2 gồm 2 phần nhà trên và nhà dưới. Nhà dưới thì đã nát. Nhà trên cũng không còn nguyên vẹn nhưng tôi vẫn cố giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Mấy năm trước, tôi đã sửa sang lại mặt tiền. Mặt tiền cũ dạng mái vòm nhưng đã sụp. Tôi không thể khôi phục lại nguyên trạng vì nhiều lý do", ông cho biết thêm.
Họa tiết trên kèo. |
Ông Xuân hướng dẫn tôi đi xem những di vật còn lại trong căn nhà. Dãy cột gỗ to đã lên nước bóng loáng. Những tủ thờ cẩn xà cừ, những bộ bàn ghế cũ xưa. Những xà ngang, kèo đều được chạm trổ rất công phu...
Đặc biệt, đến trước một bức chân dung ông dừng lại, chia sẻ: "Đây là chân dung ông cố Nguyễn Hữu Hiệp của tôi. Thời đó ông chụp được tấm ảnh này thì phải là người rất khá mới dám chơi... Rồi tiếp đến là cặp liễn ghi lại 2 bài thơ đối nhau".
Ngôi nhà được công nhận di tích được tôn tạo. |
Nên khôi phục để giữ... xóm Nhà Giàu
Chúng tôi cùng ông bước ra ngoài. Từ xa nhìn lại, ngôi nhà vẫn còn giữ được mái ngói âm dương, vẫn còn lưu lại được dáng dấp của công trình cổ xưa.
Mặt tiền của ngôi nhà được công nhậndi tích. |
Không riêng gì nhà ông, 3 ngôi nhà kia cũng tường gạch mái ngói. Kết cấu gồm 3 gian 2 chái, mái ngói âm dương. Trang trí bên trong theo phong cách cổ điển nhưng không giữ theo mẫu mực nguyên thủy mà cải cách cho phù hợp với cảnh sắc miền Nam.
Cả 4 ngôi nhà này đều do nhóm thợ từ Huế vào đảm trách. Do ảnh hưởng văn hóa địa phương, nhóm thợ Huế phải tìm cách pha trộn các nét văn hóa đặc trưng các vùng miền tạo ra một nét văn hóa mới sinh động hơn lãng mạn hơn.
Các cột kèo đến các bộ trường kỷ, bàn uống nước đều bằng gỗ quý: cẩm lai, hương mật, căm xe, gỗ đỏ được cẩn trai đá...
Ngôi nhà của ông Nguyễn Hữu Hùng có nguy cơ đổ nát. |
Ông Tư Xuân cho biết thêm, có lẽ chỉ có nhà ông là còn giữ được khá nhiều nét cũ. Những ngôi nhà khác chỉ còn cái vỏ bên ngoài. Có lẽ do biến động của thời cuộc không có người bảo quản nên thất thoát khá nhiều.
Ông chỉ đường cho chúng tôi vào những căn nhà còn lại. Ông nói, 4 nhà nhưng chỉ có 2 nhà được công nhận di tích từ năm 2007, 1 nhà mới phục chế, còn một nhà vẫn hoang phế mà nếu không sửa chữa kịp thời nguy cơ trở thành phế tích rất cao.
Chúng tôi đi ngả sau để vào nhữngngôi nhà cổ xưa. Tất cả được bao bọc bởi những cây thanh long đang mùa trổ hoa xanh tốt. Ngôi nhà được tôn tạo quét một lớp sơn vàng mới.
Những bong tróc đổ nát đã được chăm chút tu sửa. Nhưng theo lời người dân ở vùng này, từ ngày tôn tạo đến nay, di tích đóng cửa không ai có thể vào bên trong tham quan.
Các ngôi nhà nằm giữa vườn Thanh Long. |
Đến ngôi nhà kế cận. Phía trước nhiều đống gạch bông cao như núi. Nhà chỗ sụp, chỗ nghiêng. Ông Tư Xuân cho biết, nhà này của cố thứ 7 Nguyễn Hữu Hùng xây dựng nhưng đến nay đã xuống cấp khá nhiều.
Ngôi nhà cuối cùng của người cháu cố thứ 5 của ông Xuân là ông Nguyễn Hữu Phuông cũng trong tình trạng thảm hại. Ngôi nhà này được công nhận di tích nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch tu bổ.
Đa sốngười dân nơi đâyđều bày tỏ tiếc nuối trước sự xuống cấp của các ngôi nhà cổ này."Giữlại nó để xóm chúng tôi còn hãnh diện với danh xưng xóm Nhà giàu, cũng là một điều tốt chứ", một người dân giãi bày với chúng tôi.
"Hiện nay, nhu cầu trùng tu, tôn tạo rất lớn nhưng do kinh phí từ nguồn mục tiêu quốc gia của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không còn, điều kiện kinh tế của tỉnh vẫn còn rất khó khăn nên chưa thực hiện được. Chúng tôi mong rằng, các cơ quan nhà nước cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn nói chung và cụm nhà cổ Thanh Phú Long nói riêng, để các di tích này có thể phát huy hết giá trị”. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?