Nơi an nghỉ lạnh lẽo của công tử ăn chơi khét tiếng miền Tây
Những cây cầu nguy hiểm nhất thế giới / Những loài động vật hiếm nhất thế giới được bảo tồn thành công
Một buổi tiệc rất long trọng được tổ chức tại tư gia Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy 13 Điện Biên Phủ (P.2,TP. Bạc Liêu). Đặc biệt trong số khách mời có cả Bạch công tử Lê Công Phước từ Mỹ Tho đến để chung vui cùng cậu Ba Huy vừa trở về từ Pháp. Trong buổi tiệc, có sinh hoạt đờn ca tài tử và tổ chức cuộc thi sắc đẹp.
Giai thoại về công tử Bạc Liêu và ngôi nhà trở thành di tích
Trên đây là cảnh tái hiện một vài nét sinh hoạt đời thường của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Buổi biểu diễn được diễn ra trong khoảng 25 phút.
Ông Ngô Quốc Khánh, tác giả kiêm đạo diễn chương trình này bày tỏ: 'Từ trước nhiều người vẫn nghĩ Công tử Bạc Liêu là người ăn chơi, sa đọa. Nói như thế không có nghĩa là công tử không còn chút thiện tâm nào. Ông đã có những việc làm khiến nhiều người khâm phục như xé giấy nợ cho tá điền, tổ chức cuộc thi sắc đẹp tại đất Bàu Sàng vào khoảng năm 1931, 1932'.
Nhà Công tử Bạc Liêu. |
Trải qua hơn 100 năm, Công tử Bạc Liêu đã để lại rất nhiều câu chuyện trong đó có những chuyện được xem như giai thoại và một ngôi nhà đồ sộ. Ngôi nhà ấy từ nhiều năm nay trở thành nơi tham quan cho du khách.
Cậu Ba Huy hay Công tử Bạc Liêu là một nhân vật có thật. Không ai có thể phủ nhận những điều tiếng quanh con người này về những thói ăn chơi phung phí.
Chuyện về cậu ba Huy được kể ngay khi cậu còn nhỏ. Được gia đình gửi sang Pháp ăn học nhưng cuối cùng kết quả đạt được để đem về nước là một cô vợ tây và một đứa con. Bắt đầu từ đó, cuộc ăn chơi ngút trời của Công tử liên tục diễn ra.
Trong lần đi thăm ruộng bằng máy bay, cậu Ba đã vô tình xâm phạm không phận Thái Lan. Cậu bị bắt giữ và phải mất 200.000 giạ lúa nộp phạt.
Cậu Ba Tư cũng là người sở hữu nhiều xe thời thượng. Những chiếc xe hiện vẫn còn đó, để cho du khách thưởng lãm.
Vềchuyện tình cảm,Công tử là người đào hoa. Ngoài bà vợ chính thức Ngô Thị Đen, cậu Ba còn 'cặp bồ' với hàng tá phụ nữ khác. Những người này đều được trưng bày chân dung tại nhà kỷ niệm Công tử Bạc Liêu...
Ngôi nhà của Công tử hiện nay được dùng làm nơi trưng bày do người Pháp thiết kế và khởi công xây dựng vào năm 1919. Vật liệu làm nên ngôi nhà được mua từ Pháp. Có thể nói ngôi nhà này nguy nga, hiện đại nhất Nam kỳ vào thời bấy giờ. Trải qua nhiều đổi thay, đến nay ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn và trở thành nơi thu hút du khách.
Bước vào bên trong, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước cung cách 'rất tây' của ngôi nhà. Ngoài những đồ đạc quí giá, khách tham quan sẽ vô cùng thích thú khi bước vào căn phòng của cậu Ba Huy.
Ngoài bài trí thông thường, trong phòng đặc biệt có 2 chiếc giường nóng và lạnh. Giường nóng là bằng gỗ giáng hương dùng để ngủ khi thời tiết se lạnh. Giường lạnh bằng đá cẩm thạch sẽ làm mát vào mùa nóng.
Từ giai thoại đến sự thật, từ những món đồ cổ xưa đến ngôi nhà sừng sững nguy nga đã giúp cho ngành du lịch Bạc Liêu có thể làm nên điều kỳ tích. Tuần lễ văn hóa du lịch Bạc Liêu lần này hi vọng sẽ đen đến cho quê hương Công tử nhiều bất ngờ.
Cổng vào nghĩa trang luôn khóa chặt. |
Nghĩa trang buồn thảm
Chúng tôi đến ấp Cái Dầy (thị trấn Châu Hưng, H. Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) để tìm nơi chôn cất gia đình họ Trần Trinh. Sau nhiều lần dò hỏi, chúng tôi được bà con chỉ dẫn đi vào con hẻm nhỏ cạnh một khách sạn lớn.
Nhà mồ với 6 ngôi mộ. Ông bà Trần Trinh Trạch ở giữa, bên trái là mộ cậu Ba Huy. |
Đi được chừng 100m trên con đường nhỏ hẹp đầy cỏ dại, trước mắt chúng tôi, con đường bị chặn lại bởi hai cánh cửa khóa chặt. Chúng tôi phải trở lại ngôi nhà mua phế liệu mượn chìa khóa để vào.
Một phụ nữ trung niên cầm chìa khóa đi cùng chúng tôi. Chị là phận dâu, chồng chị là cháu ngoại của dòng họ Trần Trinh được giao nhiệm vụ quản trang.
Bước vào bên trong, quang cảnh thật um tùm. Dường như nơi đây thiếu bàn tay chăm sóc. Chị quản trang cho biết, nghĩa trang gia tộc họ Trần Trinh trước đây rộng khoảng 100 công đất (10 ha) nhưng trải qua nhiều biến chuyển đến nay chỉ còn chưa được 1 công (1000m2).
Bia ông bà Trần Trinh Trạch. |
Nhìn quanh nghĩa trang, cây cối dày đặc. Đường đi bị cỏ dại lấp kín, chứng tỏ rất ít người vào. Ngoài những ngôi mộ nằm rải rác, một nhà mồ trong đó có 6 ngôi mộ. 2 ngôi mộ lớn nằm chính giữa và mỗi bên có hai mộ nhỏ. Hai ngôi mộ lớn là của ông, bà Trần Trinh Trạch. Phía bên trái là mộ công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Mộ được xây dựng kiên cố nhưng bụi bặm phủ dày. Trong một bụi cây, ló ra tấm bia. Trên tấm bia có dòng chữ: 'Hoa viên nghĩa trang Bình Dương đến viếng và chăm sóc mộ gia đình Công tử Bạc Liêu'.
Chị quản trang cho biết năm 2014, Hoa viên nghĩa trang Bình Dương đến dọn dẹp trồng hoa. Tuy nhiên được một thời gian cây cối lại um tùm.
Tấm bia của Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương chìm trong cỏ dại. |
Trên đường về, chúng tôi nhìn những tấm pano quảng bá 100 năm di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Công tử Bạc Liêu ở hai bên đường rồi nghĩ về cảnh hoang phế ở nghĩa trang gia tộc Trần Trinh mà ngậm ngùi.
'Nếuđầu tư chút ít như làm sạch cỏ, làm đường, trồng lại cây xanh xung quanh khu mộ và lựa chọn một trong những điểm đến trong chuỗi du lịch cụm nhà công tử Bạc Liêu là khu mộ của dòng họ Trần Trinh, biết đâu, du khách sẽ cảm thấy thích thú hơn', một người dân nói với chúng tôi như thế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu