4 loại binh khí quái dị nhất từng được người Trung Hoa sử dụng, bút giá xoa là ác mộng của samurai Nhật Bản
5 vũ khí uy lực nhất thế giới cổ đại nhưng lại biến mất khó hiểu về sau / Giải mã sức mạnh về vũ khí đâm xuyên 2 chiến binh mặc giáp của kỵ binh Cataphract
Lịch sử võ thuật Trung Hoa có lưu truyền giai thoại về vô số loại binh khí kỳ quái, chẳng những có hình thù lạ mắt mà chúng còn nổi danh với lực sát thương khủng khiếp. Trong số đó có thể kể đến bốn loại binh khí: Long đầu đại trát đao, Bút phán quan, Kê đao liêm và Bút dạ xoa. Cho đến tận ngày nay, chúng vẫn được xem là bảo vật của các môn phái võ thuật Trung Hoa.
1. Long đầu đại trát đao
Loại trát đao có cái tên rất kêu này là thứ vũ khí đặc biệt của môn phái Khí công Trường Quyền Môn. Người sáng tạo ra loại binh khí này được cho là đã mượn ý tưởng từ Long Đầu Trảm trong giai thoại về Bao Thanh Thiên.
Thanh đao được thiết kế có bản dẹt, chạm trổ đầu rồng và dài khoảng 80-100 cm, tay cầm 130 cm, nhờ vậy mà có phạm vi đả thương tương đối rộng. Tổng thể cả cây đao nhìn giống như ‘giao long xuất hải’, thể hiện rõ sự uy nghi của rồng thần cũng như tăng thêm uy lực cho người sử dụng. Phần cuối đao có hình đuôi cá, chính giữa có chạm hình tiền xu.
2. Bút phán quan
Bút phán quan có dạng như Nga Mi Thích, là một cây gậy dài, thân thon nhỏ và có đính vòng đeo. Khi sử dụng, người dùng đeo vào ngón tay để xoay tròn. Thoạt nhìn Bút phán quan có vẻ ngắn, nhưng thực tế khi giao chiến, bút có cơ quan bí mật, chỉ cần nhấn chốt là có thể thay đổi sang hình dạng dài khiến kẻ thù gặp bất ngờ.
Đây cũng là loại vũ khí được nhắc đến nhiều trong các tiểu thuyết võ hiệp. ‘Ỷ Thiên Đồ Long Ký’ có nhắc đến việc Trương Thúy Sơn – một trong Võ Đang thất hiệp sử dụng binh khí có tên Bút phán quan làm bằng thép, uy lực của thứ vũ khí đó gây chấn động giang hồ. Tương tự, trong tiểu thuyết ‘Đại Đường du hiệp truyện’, tác giả Lương Vũ Sinh miêu tả cao thủ đại nội Vũ Văn Thông cũng sử dụng Phán quan bút dài 7 tấc làm vũ khí.
3. Kê đao liêm
Kê đao liêm là binh khí phổ biến chủ yếu ở vùng Sơn Tây (Trung Quốc), và là bảo vật do tổ sư Cơ Long Phong của môn phái Tâm Ý Môn quyền sáng tạo ra.
Binh khí này có chiều dài khoảng 80cm, bao gồm thân liêm, miệng gà, mài gà, lưỡi liêm, sống liêm, chuôi liêm, cán liêm và đốc liêm.
Dù là dạng binh khí dài, nhưng Kê đao liêm lại khá nhẹ, giúp người dùng sử dụng được linh hoạt, vừa công vừa thủ, phù hợp với đánh cận chiến.
4. Bút giá xoa
Bút giá xoa còn có tên gọi là ‘Thiết chỉ’, vốn lưu truyền chủ yếu ở vùng Phúc Kiến, sau đó dần du nhập sang Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, Bút giá xoa đã được người Nhật chỉnh sửa và cho ra đời vũ khí biến thể có tên ‘Thập thủ’, chuyên được sử dụng trên chiến trường với mục đích khắc chế kiếm Katana của các samurai.
Bút giá xoa có kích thước rất nhỏ gọn, thay đổi theo nhu cầu người sử dụng, thường chỉ dài hơn cẳng tay người sử dụng 3 cm, xiên phụ dài 10 cm và xiên chính chia làm hình tròn hoặc các hình đa giác như lục giác, bát giác,…
Vật liệu chế tạo vũ khí cũng rất đa dạng, từ thép mỏng đến đồng. Cách sử dụng đòi hỏi 18 – 108 bước, cầm xuôi – ngược đều được, dùng đơn hoặc đôi cũng vẫn phát huy uy lực chặt, chém, cắt, đâm, đỡ,…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ