4 phản diện mạnh nhất trong kiếm hiệp Kim Dung: Âu Dương Phong chỉ đứng thứ 3, số 1 gây bất ngờ
6 nhân vật có võ công mạnh nhất trong Thần điêu đại hiệp: Quách Tĩnh không có mặt / 5 nữ cao thủ có võ công phi phàm nhất trong truyên Kim Dung: Phái cổ mộ góp mặt tới 3 người
Trong các tiểu thuyết của Kim Dung, nhân vật phản diện được đưa vào để nêu bật hình ảnh đẹp đẽ cho các nhân vật chính. Hầu hết họ cũng là những cao thủ có võ công cao cường. Theo trang Sina, 4 người dưới đây là những cao thủ mạnh nhất trong các nhân vật phản diện của Kim Dung. Hãy cùng theo dõi xem họ là ai?
4. Nhậm Ngã Hành
Nhậm Ngã Hành là tên một nhân vật trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung, có ngoại hiệu là Vọng Phong Nhi Đào. Ông là cha của Nhậm Doanh Doanh và là giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo. Ông ta cũng là người sáng lập món võ công mà khắp giang hồ khiếp sợ: Hấp Tinh Đại Pháp.
Nhậm Ngã Hành là người sáng lập món võ công mà khắp giang hồ khiếp sợ: Hấp Tinh Đại Pháp. (Ảnh: Sohu)
Nhậm Ngã Hành xuất hiện khá ly kỳ, ban đầu là bằng một giai thoại trong võ lâm: Một nhân vật võ công cái thế nhưng làm điều càn quấy, bị bọn đàn em lật đổ và nhốt vào ngục tối dưới Cô Mai sơn trang. Nhậm Ngã Hành được nhận xét "là một nhân tài trăm năm hiếm có trong võ lâm, mới chỉ trong khoảnh khắc mà lão đã trù bị xong kế hoạch tiêu diệt hai đại kình địch là Thiếu Lâm và Võ Đang".
Xét về sức mạnh, Nhậm Ngã Hành cũng là nhân vật được xếp hạng khá cao nhưng võ công không thể vượt qua Phong Thanh Dương, Phương Chứng đại sư, Lệnh Hồ Xung và Lâm Bình Chi. Thậm chí, khi ở Thiếu Lâm Tự, Nhậm Ngã Hành còn thua cả Tả Lãnh Thiền.
Nhậm Ngã Hành cũng là nhân vật được xếp hạng võ công khá cao. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, Hấp tinh đại pháp của Nhậm Ngã Hành còn có một sai sót chết người. Đó là lúc Nhậm Ngã Hành đấu với Phương Chứng đại sư, ông ta đã không thể sử dụng Hấp tinh đại pháp để đối phó bởi "Nhậm Ngã Hành đánh ra bốn chưởng rồi thu tay về nhận thấy huyết mạch tê chồn cứng nhắc nội lực vận chuyển không được lưu thông thì trong lòng không khỏi kinh hãi." Như vậy, nội lực của Phương Chứng đại sự mạnh đến mức vượt quá giới hạn Nhậm Ngã Hành có thể chịu đựng được. Vì thế, Nhậm Ngã Hành được xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng này.
3. Âu Dương Phong
Âu Dương Phong có biệt hiệu là Tây Độc, là một nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp Xạ Điêu Anh Hùng truyện của Kim Dung. Ông cũng xuất hiện trong tác phẩm tiếp theo Thần Điêu Hiệp Lữ. Âu Dương Phong thuộc Võ Lâm Ngũ Bá.
Âu Dương Phong có võ công rất cao cường, thường dùng một cây gậy có thả hai con rắn độc ở đầu làm vũ khí. (Ảnh: Sohu)
Âu Dương Phong có võ công rất cao cường, thường dùng một cây gậy có thả hai con rắn độc ở đầu làm vũ khí. Tuyệt kỹ bậc nhất của ông là Hàm Mô Công. Ngoài ra, ông ta có khả năng dụng độc cực cao, chế ra các loại thuốc độc không ai giải được, y bị người trong giang hồ gọi là Lão Độc Vật.
Võ công của ông ta dựa trên các loài vật độc trên nhân gian. Hàm Mô Công là công phu ưng ý nhất của Âu Dương Phong. Âu Dương Phong còn một công phu dựa trên sự chuyển động của loài rắn, cực kỳ lợi hại và khó đối phó là Linh Xà Quyền. Ngoài ra còn một số tuyệt kĩ khác: Linh Xà Trượng Pháp, Thuấn Tức Thiên Lý, Thần Đà Tuyết Sơn Chưởng, Thấu Cốt Đả Huyệt Pháp. Sau này, ông ta bị Hoàng Dung lừa luyện nghịch Cửu Âm Chân Kinh, mặc dù bị điên dại nhưng lại luyện thành Nghịch Hành Kinh Mạch có thể di dời huyệt đạo không sợ bị điểm huyệt.
Âu Dương Phong đã đánh bại Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư và Quách Tĩnh và được công nhận là cao thủ giỏi nhất trong giới võ lâm. (Ảnh: Sohu)
Âu Dương Phong có cây thiết cầm sẵn sàng giao đấu nội lực với Hoàng Dược Sư. Có một xà trận để khống chế địch nhân.
Trong Hoa Sơn luận kiếm lần thứ 2, Âu Dương Phong đã đánh bại Hồng Thất Công, Hoàng Dược Sư và Quách Tĩnh và được công nhận là cao thủ giỏi nhất trong giới võ lâm. Tuy nhiên, trong Thần điêu hiệp lữ, Âu Dương Phong đã giao đấu nhiều ngày với Hồng Thất Công, đánh tới kiệt sức. Sau đó, Âu Dương Phong suy nghĩ đến bạc đầu mà không thể phá giải được chiêu cuối cùng của Đả Cẩu Bổng Pháp. Khi chiêu cuối cùng của Hồng Thất Công bị giải phá, Hồng Thất Công đã kêu tên của Âu Dương Phong lên, cuối cùng làm cho Âu Dương Phong hồi phục trí nhớ, cả hai ôm nhau cười to mà chết. Vì Âu Dương Phong chết sớm nên trình độ võ công của ông ta được đánh giá là trên Nhậm Ngã Hành và dưới Kim Luân Pháp Vương, Cưu Ma Trí, Âu Dương Phong được xếp ở hạng 3.
2. Kim Luân Pháp Vương
Kim Luân Pháp vương hay còn được gọi là Kim Luân Quốc sư là nhân vật phản diện trong Thần điêu đại hiệp. Lão xuất thân từ Kim Cang Tông, một bàng chi của Mật giáo tại Mông Cổ. Sau nhận sách phong Quốc sư của Đại Hãn Mông Cổ, giúp đỡ Hốt Tất Liệt nam xâm Nam Tống.
Kim Luân Pháp Vương luyện thành Long Tượng Ban Nhược Công, môn công phu bí truyền của phái Mật Tông ở Tây Tạng. (Ảnh: Sohu)
Lần đầu tiên Kim Luân Pháp Vương xuất hiện là tại Anh hùng đại yến. Tại đây lão cùng Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba tỉ thí võ công với các cao thủ võ lâm Trung Nguyên nhằm trở thành đệ nhất minh chủ võ lâm. Lúc này võ công lão hay sử dụng là võ công sử dụng Ngũ luân, môn võ công rất lợi hại nhưng đáng tiếc ý định của ông ta đã bị Dương quá và Tiểu Long Nữ khắc chế nhờ Song kiếm hợp bích.
16 năm sau, Kim Luân pháp vương trở lại Trung Nguyên. Lúc này lão đã luyện thành Long Tượng Ban Nhược Công, môn công phu bí truyền của phái Mật Tông ở Tây Tạng. Trước khi thông thạo môn võ công này, trình độ võ công của ông ta đã cao hơn Tiểu Long Nữ, tuy nhiên thấp hơn Dương Quá và Quách Tĩnh.
Chu Bá Thông đã nói rằng sức mạnh của Kim Luân Pháp Vương là chưa từng có. (Ảnh: Sohu)
Khi lão dẫn Quách Tương đến Tuyệt Tình Cốc tìm Dương Quá, lão bị 3 đại cao thủ võ lâm là Hoàng Dược Sư, Đoàn Trí Hưng và Chu Bá Thông vây đánh và điểm huyệt lão. Lúc này Long Tượng Ban Nhược Công của Kim Luân Pháp Vương đã luyện tới cấp thứ 10 trong số 13 cấp độ. Mỗi đòn Long Tượng Bàn Nhược Công đánh ra bằng đại lực của mười con voi mười con rồng. Chu Bá Thông đã dùng Cửu âm chân kinh đấu với ông ta. Chu Bá Thông đã nói rằng sức mạnh của Kim Luân Pháp Vương là chưa từng có. Cả hai đấu qua đấu lại rất lâu, chứng tỏ trình độ võ công của ông ta có thể so sánh với Chu Bá Thông.
Khi Kim Luân Pháp Vương đấu với Nhất Đăng đại sư, các chiêu thức của ông ta kém hơn so với Nhất dương chỉ của đại sư nhưng nội lực mạnh hơn nhiều. Có thể thấy rằng, Kim Luân Pháp Vương yếu hơn Chu Bá Thông nhưng vẫn cao hơn Âu Dương Phong nên xếp hạng 2 là hợp lý.
1. Cưu Ma Trí
Cưu Ma Trí là một hòa thượng có uy tín của Đại Luân Tự và là Quốc Sư của nước Thổ Phồn. Ngoài địa vị rất cao về Phật pháp, Cưu Ma Trí còn tham gia vào hoạt động chính trị, ngoại giao của nước này. Ông được nhà vua phong cho chức danh là Đại Luân Minh Vương.
Cưu Ma Trí xuất hiện là ở chùa Thiên Long tự và một mình đấu với 6 vị đại sư trong chùa. (Ảnh: Sohu)
Cưu Ma Trí si mê võ học, võ công của ông ta cực kỳ cao bởi vốn thông minh hơn, đã gặp qua là không quên được. Cưu Ma Trí tinh thông tuyệt kỹ Hỏa Diễm Đao của Thổ Phiên, Tiểu Vô Tướng Công của Tiêu Dao phái, và Thiếu Lâm Thất Thập Nhị Huyền Công.
Trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung, lần đầu tiên Cưu Ma Trí xuất hiện là ở chùa Thiên Long tự nước Đại Lý và gây ấn tượng với người đọc về bản lĩnh một mình đấu với 6 vị đại sư trong chùa và bắt cóc Đoàn Dự trong tay họ. Điều này đủ thấy sức mạnh của Cưu Ma Trí không hề nhỏ.
Cưu Ma Trí còn có tuyệt kỹ Hỏa diễm đao là một môn võ công thượng thặng. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, Cưu Ma Trí còn có tuyệt kỹ Hỏa diễm đao là một môn võ công thượng thặng. Hỏa diễm đao vốn là một tuyệt học võ công của Thổ Phiên. Người luyện lấy nội lực ngưng tụ trên bàn tay, vận nội công mà đưa ra rồi lấy kình lực hư vô để đả thương đối thủ. Mô tả về Hỏa diễm đao như sau: "tuy chỉ nhẹ nhàng hư vô không thể nắm bắt nhưng có thể giết người một cách vô hình, quả thực rất ghê gớm", có thể thấy Hỏa diễm đao có nhiều phần giống như Lục mạch thần kiếm.
Đây cũng là tuyệt kỹ mà Cưu Ma Trí dùng để đối phó với các cao tăng tại Thiên Long Tự. Đồng thời, Hỏa diễm đao của Cưu Ma Trí còn khiến đệ nhất cao thủ của Đại lý là hoàng đế Bảo Định phải xuống tóc lấy pháp danh là Vô Trần rồi hợp công với các cao tăng để đối phó với ông ta.
Hỏa diễm đao của Cưu Ma Trí thực chất không hề thua kém Lục mạch thần kiếm. (Ảnh: Sohu)
Chính Mộ Dung Bác khi kết bạn cùng Cưu Ma Trí đã nhận ra chỗ lợi hại của Hỏa diễm đao mà nguyện ý dùng 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự để trao đổi. Như vậy, có thể thấy rằng Hỏa diễm đao của Cưu Ma Trí thực chất không hề thua kém Lục mạch thần kiếm. Dù những môn võ công Cưu Ma Trí tinh thông đều có sức mạnh phi thường nhưng việc ông ta được xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng này cũng khiến nhiều người bất ngờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
4 nhân tài kiệt xuất Lưu Bị từng bỏ lỡ: Người cuối cùng xuất sắc hơn cả Gia Cát Lượng
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
Điểm danh những tướng lĩnh của Tào Ngụy đầu hàng Thục Hán rồi nhanh chóng trở thành công thần, bài học từ cách dùng người của Lưu Bị và Lưu Thiện
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa tắc kè hoa và rắn boomslang, cái kết đầy bi kịch
Bí ẩn cuộc đời nhân vật nhặt được đao của Hạng Vũ, xưng bá thời Tam Quốc: Hầu như ai cũng biết
Hé lộ tên gọi đầu tiên của Hà Nội mà nhiều học sinh giỏi Sử còn không biết!