5 danh thần lỗi lạc nhất Trung Hoa: Gia Cát Lượng vẫn đứng sau 2 nhân vật này
Sự thật gây sốc: Ái phi của Tần Thủy Hoàng là người phương Tây / 10 triết lý sống quý hơn vàng ngọc của Gia Cát Lượng
>> DÒNG BÀI HOT: GIẢI MÃ TAM QUỐC
Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận không ít bậc trung thần nghĩa sĩ. Trong số đó, năm nhân vật dưới đây chính là những người được hậu thế đánh giá là những danh thần tài đức vẹn toàn, công lao cái thế hơn cả.
Họ không chỉ sở hữu tài năng xuất chúng mà còn cúc cung tận tụy, một lòng vì nước vì dân. Tài đức của những nhân vật này vừa thể hiện ở việc làm tròn đạo vua tôi, vừa được bộc lộ thông qua những đóng góp của họ đối với chính sách trị quốc.
>> Xem thêm: Vì những điều này, Tào Tháo mang tiếng oan ngàn năm, Quan Vũ, Khổng Minh cũng bị hiểu lầm
Vị trí thứ năm: Khương Tử Nha
Hình minh họa.
Khương Tử Nha tên thật là Khương Thượng, tự Tử Nha. Ông từng có công phò tá Chu Vũ Vương diệt Trụ.
Nhân vật này còn là vị quân chủ khai lập nước Tề, đồng thời cũng được xem như bậc công thần góp phần lập nên sự nghiệp của nhà Chu.
>> Xem thêm: 10 triết lý sống quý hơn vàng ngọc của Gia Cát Lượng
Nhờ có những đóng góp của Khương Tử Nha trên phương diện chính trị, văn hóa, triều đại nhà Chu có được nền tảng vững chắc để trụ vững suốt 8 thế kỷ.
Với những thành tựu vĩ đại kể trên, Khương Tử Nha vẫn thường được nhắc đến như một trong số các danh thần lỗi lạc nhất.
Chỉ có điều, những giai thoại về vị công thần này lại thường bị thổi phồng quá mức. Trong "Phong thần bảng", Khương Tử Nha còn được xem như bậc thần tiên.
Trên thực tế, trong chiến dịch lật đổ nhà Thương, Chu Vũ Vương mới là người có công lao lớn hơn cả.
>> Xem thêm: Gia Cát Lượng mượn lực của Tào Tháo và 3 bài học về nghệ thuật nhờ vả ai cũng nên áp dụng
Vị trí thứ bốn: Ngụy Trưng
Ảnh: Nguồn Baidu.
Ngụy Trưng là nhà chính trị, sử học đầu thời nhà Đường.Tên tuổi của ông gắn liền với những lời can gián thẳng thắn, bộc trực. Chính vì vậy mà ông được coi là vị gián quan nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Vào buổi đầu gây dựng sự nghiệp, ông gia nhập nhóm Ngõa Cương Quân, sau lại theo nhóm người này nương nhờ thế lực Lý Đường.
>> Xem thêm: Giải mã 10 sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng
Xét trên nhiều phương diện, Ngụy Trưng là nhân vật đóng vai trò rất lớn trong việc thành lập giang sơn nhà Đường của hoàng tộc họ Lý.
Khi Lý Thế Dân lên ngôi Hoàng đế, vị danh thần họ Ngụy này từng không ít lần dành cho nhà vua những lời can gián thẳng thắn, không ngại chỉ rõ điểm ưu – khuyết của các chính sách lúc bấy giờ.
Sự phò tá trung thành và tận tụy của Ngụy Trưng cũng chính là một trong những nhân tố góp phần khai sáng thời kỳ "Trinh Quán thịnh thế" – giai đoạn thịnh trị nổi tiếng trong lịch sử Đường triều.
Vị trí thứ ba: Gia Cát Lượng
Ảnh: Nguồn Baidu.
Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, hiêu Ngọa Long, là trung thần nhà Thục Hán thời Tam Quốc và cũng là mưu sỉ nổi danh trong lịch sử Trung Hoa.
Nhìn lại lịch sử giai đoạn Tam Quốc lúc bấy giờ, trước bối cảnh quần hùng tranh bá, lại thêm Ngụy - Ngô như "hổ đối rình mồi", Gia Cát Lượng vẫn có thể giúp cho Lưu Bị gây dựng sự nghiệp. Chỉ riêng điều đó cũng đủ chứng minh sự lợi hại của nhân vật này.
Bảy lần bắt Mạnh Hoạch cùng sáu lần ra Kỳ Sơn đều là những giai thoại nổi tiếng về Gia Cát Khổng Minh.
Tuy nhiên, nguyên nhân chân chính khiến Ngọa Long tiên sinh trở thành một trong số những danh thần lưu danh thiên cổ lại xuất phát từ lòng trung thành của ông đối với nhà Thục Hán.
Sau khi Lưu Bị qua đời, ấu chủ Lưu Thiện nhu nhược, vô năng. Trước bối cảnh ấy, việc soán quyền đoạt vị quả thực dễ như trở bàn tay.
Thế nhưng Gia Cát Lượng vẫn luôn cúc cung tận tụy, một lòng làm tròn bổn phận của bậc bề tôi, cố gắng hoàn thành sự ủy thác của tiên chủ Lưu Bị, dốc hết tâm sức vì giang sơn Thục Hán.
Bên cạnh tài năng xuất chúng, sự trung thành và tận tâm của Khổng Minh chính là thứ khiến cho hậu thế đời đời ngưỡng mộ và ca ngợi.
Vị trí thứ hai: Trương Lương
Ảnh: Nguồn Baidu.
Trương Lương, tự Tử Phòng, là khai quốc công thần thời nhà Hán. Ông cùng Tiêu Hà, Hàn Tín được liệt vào hàng "Hán sơ tam kiệt".
Trương Lương có thứ hạng rất cao trong bảng xếp hạng các danh thần xuất phát từ hai lý do chủ chốt.
Thứ nhất, ông đi theo Lưu Bang ngay từ những ngày đầu quân chủ gian khổ gây dựng sự nghiệp. Nếu chỉ xét riêng điểm này, ngay tới "chiến thần" từng bỏ Sở theo Hán như Hàn Tín cũng không thể sánh bằng.
Chưa dừng lại ở đó, Trương Lương mưu lược hơn người. Chính những mưu kế của ông từng nhiều lần trợ giúp Hàn Tín và trở thành yếu tố mấu chốt khiến phe Lưu Bang đánh bại Hạng Võ.
Từ đó có thể thấy, Hàn Tín tuy rằng công lao cái thế. Nhưng hầu hết những chiến công ấy đều dựa vào mưu kế của Trương Lương làm trụ cột.
Vị trí thứ nhất: Y Doãn
Y Doãn là một danh tướng thời nhà Thương. Nhắc tới tên của vị danh thần này, nhiều người sẽ cảm thấy có điểm xa lạ.Nhưng trên thực tế, ông lại được xem là đệ nhất danh thần trong lịch sử Trung Hoa.
Ban đầu, Y Doãn vốn chỉ là một nô lệ chuyên lo việc chặt củi nấu cơm. Sau này, tài năng của ông mới được Thương Thang phát hiện và trọng dụng.
Dưới sự phò tá của Y Doãn, Thương Thang đã tiêu diệt nhà Hạ, sáng lập nên cơ đồ 500 năm của Thương triều.
Sau khi được phong làm Tể tướng, Y Doãn dốc hết tâm sức chăm lo cho đời sống của bách tính.
Chính những chính sách của ông đã giúp giai đoạn đầu của Thương triều có được nền kinh tế phồn vinh, cục diện hết sức thái bình, thịnh trị.
Năm 1549 TCN, Y Doãn qua đời, tương truyền rằng ông thọ tới hơn trăm tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Tranh: Nguồn Baidu.