5 kiến trúc cổ xưa khó lý giải: Thiết kế độc đáo, không công cụ hiện đại vẫn tạo nên công trình kỳ vĩ
Kết cục bi thương của 2 người con gái Lưu Bị: Bị cha bỏ mặc, là 'chiến lợi phẩm' của Tào Tháo / Trong Tam Quốc, chỉ 3 người hết lòng vì Hán thất: Không phải Lưu Bị, Tào Tháo, đó là ai?
Những kiến trúc này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh việc xây dựng mà đến nay các nhà khoa học vẫn khó có thể lý giải.
Nhà thờ nằm trong lòng đá ở thị trấn Lalibela được xem là minh chứng độc đáo cho các nét văn hóa đặc biệt của đất nước Ethiopia - một đất nước đa sắc tộc với truyền thống thú vị.
Thị trấn Lalibela tọa lạc ở độ cao gần 2.500 m so với mặt nước biển trên vùng cao nguyên Ethiopia. Xung quanh thị trấn là những vùng núi đá khô cằn nhưng có tới 13 nhà thờ được đục và chạm khắc.
Các nhà thờ được đào sâu từ 7 - 12m trong núi, được xây dựng với diện tích lớn gồm các cột đá đặc đỡ xung quanh. Một số nhà thờ có thiết kế cửa sổ hình chữ thập Latinh với cột đá chính giữa được bao bọc bằng vải.
Theo các nhà khao học, những người thợ Ethiopia xưa đã dùng các công cụ hết sức đơn giản gồm: Cuốc, đòn bẩy, rìu nhỏ và đục,… để đào những rãnh sâu tạo nên cấu trúc bí ẩn trong núi đá.
Bên cạnh đó, có khá nhiều lời đồn thổi về bí ẩn xung quanh việc xây dựng nhà thờ đá Lalibela. Trong đó có truyền thuyết kể lại rằng đây là nhà thờ do thiên thần xây dựng. Con người chỉ đảm nhận các công việc ban ngày, còn đến đêm, thiên thần sẽ xuất hiện, giúp sức đẩy nhanh tiến độ.
Bỏ qua những suy đoán về nguồn gốc, năm 1978 những nhà thờ tạc đá này đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
2. Đền thờ KailasanathaĐền thờ Kailasa của Ấn Độ là công trình chạm khắc nguyên khối lớn nhất thế giới.
Ngôi đền không chỉ nổi tiếng với lối kiến trúc tuyệt mỹ, đậm sắc tôn giáo mà còn tạo ấn tượng với những chi tiết chạm trổ tinh xảo. Tổng thể đền thờ Kailasa được thiết kế nằm sâu trong 33m đá, với diện tích 1.980 m2, chiều dài 55m và chiều rộng là 36m.
Nhìn từ bên ngoài vào, đền thờ Kailasanatha được tạc theo khối hình chữ U với các dãy cột cao, chạm khắc hình nhiều vị thần bên trong. Khuôn viên đền thờ có nhiều tượng voi, tượng trưng cho những vệ sĩ bảo vệ ngôi đền.
Qua nhiều nghiên cứu những vết đục, các nhà khoa học cho rằng công cụ dùng để tạo nên kiệt tác này chủ yếu là đục, búa và những vật sắc nhọn bình thường.
Hiện nay, ngôi đền được xem là một trong những thành tựu kiến trúc vĩ đại, hiếm có nhất của nhân loại. Đến nay, vẫn không ai giải thích được bằng cách nào người ta có thể tạo ra được kiến trúc bí ẩn như vậy.
3. Cột sắt DelhiCột sắt Delhi là một trong những di tích cổ nổi tiếng của Ấn Độ. Cột sắt được đúc vào thế kỷ thứ 5, do Vua Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320 - 540 dựng lên.
Tương truyền, cột sắt được xây dựng tại nơi khác và sau khi nhà Vua băng hà đã được chuyển tới vị trí hiện tại.
Nhìn thoáng qua, đây chỉ là cột sắt bình thường, xong điều kỳ lạ là mặc dù phơi nắng mưa ở ngoài trời trong suốt hàng nghìn năm, nhưng cột sắt Delhi hầu như không có dấu hiệu bị gỉ sét.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học và kỹ sư kim loại từ khắp nơi trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra hàng loạt giả thuyết về đặc tính của kỳ quan này.
Theo một vài công bố, thì đặc tính chống ăn mòn của cột sắt Delhi khác biệt so với bình thường là do điều kiện khí hậu và quá trình xây dựng tạo nên. Đã có thời điểm, nhiều người tin rằng, cây cột không gỉ này được làm từ một số kim loại bí ẩn không đến từ Trái đất. Một số người khác lại suy đoán rằng những người thợ làm ra nó đã sử dụng kỹ thuật của tương lai, nhưng đã bị thất truyền theo thời gian.
Sau khi lấy mẫu nghiên cứu, họ phát hiện ra trong khi sắt hiện đại có hàm lượng phốt pho dưới 0,05% thì sắt rèn nên cây cột Qutb Minar chứa tới 1% phốt pho. Theo Tiến sĩ Balasubramaniam từ Viện Công nghệ Ấn Độ, thay vì loại bỏ phốt pho khỏi sắt như công nhân ngày nay để ngăn kim loại vỡ ra, những người thợ rèn cổ đại giữ nó và chỉ cần dùng búa đập vào cột để đẩy phốt pho trong ra bề mặt. Điều này giữ cho thanh sắt chắc chắn và cũng dẫn đến sự hình thành của hàng rào bảo vệ.
4. Ngôi đền đá Akkana BasadiĐây là ngôi đền thuộc bang Karnataka (Ấn Độ). Ngôi đền được xây dựng vào năm 1181 SCN, dưới sự cai trị của đế chế Hoysala Vua Veera Ballala II, Shravanabelagola, Karnataka, Ấn Độ.
Ngôi đền có lối kiến trúc cầu kỳ, sang trọng và độc đáo. Sau nhiều năm nghiên cứu, đến nay các nhà khoa học vẫn bối rối trước sự tinh xảo đến lạ thường của các tấm bia nơi đây.
Thật khó tin khi hơn 1.000 năm trước các nghệ nhân Ấn Độ đã có tay nghệ điêu luyện, đỉnh cao đến vậy. Toàn bộ ngôi đền được chạm khắc đá tỉ mỉ, hoa văn tinh xảo, các trụ được đánh bóng nhẵn, tạo nên một tổng thể hài hòa và đẹp mặt.
5. Lăng mộ đá Petra JordanĐây là ngôi mộ hoàng gia có kiến trúc độc đáo và bí ẩn nhất thế giới. Ngôi mộ thuộc thành phố đá Petra, một thành phố buôn bán quan trọng và là thủ đô của người Nabataeans.
Lăng mộ cũng từng được UNESCO công nhân là Di sản Thế giới năm 1985.
Tổng thể lăng mộ được chạm khắc theo cấu trúc Hy Lạp, tinh xảo trên sườn đồi đá. Phía trước lăng là các cột đá dọc dài theo các bậc thang. Thiết kế bên trong lăng rộng rãi, với diện tích khoảng 400m2. Các chi tiết trong lăng cũng được chạm khắc cực kỳ tinh xảo, hoa văn đa dạng gợi liên tưởng tới một cung điện hơn là một lăng mộ đá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?