5 siêu vũ khí uy lực thời cổ đại: Có cái cần tới 3.400 người để di chuyển
Bí mật kinh hoàng việc Càn Long chọn Gia Khánh kế vị / 20 bức ảnh đẹp nhất Cuộc thi ảnh Thiên nhiên hoang dã 2018
Vũ khí là một phần không thể thiếu trong các cuộc chiến và điều khiến hậu thế kinh ngạc là những cư dân cổ đại lại có thể sáng chế ra những phát minh uy lực, vượt thời đại, với quy mô và khả năng ảnh hưởng đáng sợ trên chiến trường.
Dưới đây là một số siêu vũ khí quân sự có uy lực ở thế giới cổ đại:
1. "Hỏa tiễn" Hwacha: Mỗi lần bắn 200 mũi tên cùng lúcHwacha là vũ khí có thể bắn được 200 mũi tên cùng lúc. Ảnh: EnCyber
Hwacha được mô tả là "hỏa tiễn" đầu tiên được Triều Tiên chế tạo, có cấu tạo thô sơ, nhưng bắn được nhiều tên cùng một lúc với uy lực lớn. Ban đầu, Hwacha là loại vũ khí phòng thủ để bảo vệ biên giới, nhưng sau đó cũng được sử dụng trên chiến trường.
Cỗ máy bắn tên này bao gồm hai bánh xe và tấm bảng phóng tên gồm nhiều lỗ. Mỗi lỗ trên tấm bảng sẽ được dùng để phóng "singijeon" (tạm dịch là "những mũi tên máy thần kỳ").
Đặc biệt, những mũi tên này sẽ được kích hoạt bằng thuốc ở phía phần đuôi tên. Hoạt động giống như nòng pháo, nên khi châm lửa, những mũi tên của Hwacha sẽ lao với vận tốc nhanh đáng kinh ngạc và có sức sát thương lớn.
Cỗ máy Hwacha trở thành vũ khí quân sự đáng sợ trên chiến trường vào cuối thế kỷ 16. Theo đó, phiên bản đầu tiên của cỗ máy này có thể bắn được tới 100 mũi tên trong một lần phóng, và sau đó được cải tiến thiết kế cho phép bắn 200 mũi tên cùng lúc.
Hwacha là vũ khí tầm xa rất mạnh trên chiến trường. Ảnh: Internet
Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 16, đặc biệt trong trận Haengju (12/2/1593) của Triều Tiên chống lại quân Toyotomi Hideyoshi của Nhật Bản, đã giành được thắng lợi đáng kinh ngạc nhờ sử dụng khoảng 40 chiếc "hỏa tiễn "Hwacha.
Theo ghi chép lịch sử, mặc dù chênh lệch lớn về quân số, với số lượng 3.000 người Triều Tiên đối chọi với sự tấn công của đội quân hùng mạnh gồm 30.000 binh sĩ Nhật Bản, nhưng cuối cùng Triều Tiên vẫn giành thắng lợi nhờ biết cách sử dụng loại vũ khí đáng sợ và uy lực như Hwacha.
2. Helepolis: Tháp công thành cần 3.400 người vận chuyển
Cỗ máy công thành Helepolis là một vũ khí đáng sợ trên chiến trường thời cổ đại. Ảnh minh họa
Helepolis có nghĩa là "máy công thành" (theo tiếng Hy Lạp). Đây là một loại vũ khí uy lực, có hình dạng giống như một tòa tháp di động, dùng để vây hãm, công phá các thành trì.
Về cơ bản, helepolis là chiếc tháp có dạng hình nón cụt, với chiều cao khoảng 41,2 mét, rộng 20,6 mét và thường được đẩy hay vận chuyển ra chiến trường.
Tháp công thành được đặt trên 8 bánh xe nên có thể di chuyển linh hoạt. Ảnh: Internet
Được đặt trên 8 bánh xe, với mỗi cái cao khoảng 4,6 mét, cho phép helepolis có thể di chuyển linh hoạt theo các hướng khác nhau. Cỗ máy khổng lồ này nặng khoảng 160 tấn và phải cần tới 3.400 binh lính để tiến hành luân phiên di chuyển nhằm công thành khi tham chiến.
Theo các nhà nghiên cứu, tháp công thành Helepolis nổi tiếng nhất được Polyidus phát minh, và sau này được một số người cải tiến thêm để vây hãm, công thành Rhodes vào năm 305 TCN.
Sau khi cuộc bao vây thất bại, chiếc tháp Helepolis cùng một số loại vũ khí khác bị bỏ lại. Người dân Rhodes sau đó đã nung chảy cỗ máy này để xây tượng cho thần Helios, vị thần bảo trợ của họ.
Bức tượng đặc biệt với tên gọi "Colossus of Rhodes" (tạm dịch là "Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes") được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
3. Cái móc của Acsimet: Vũ khí khiến hạm đội quân La Mã "chùn bước"
Phát minh này của Acsimet có thể lật nhào tàu chiến của quân địch khiến họ không kịp trở tay. Ảnh: Wikipedia
Cái móc của Acsimet (hay còn gọi là bàn tay sắt), là một loại vũ khí cổ và được cho là được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Punic II vào năm 214 TCN, khi quân La Mã tấn công Syracuse với hạm đội gồm 60 tàu chiến hạng nặng, vốn được sử dụng phổ biến trong thời Hy Lạp.
Acsimet, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, là người đã thiết kế một vài "cái móc" để giúp bảo vệ phần bờ biển của thành phố Syracus trước cuộc tấn công đổ bộ của hải quân La Mã.
Mặc dù không thực sự hiểu rõ cơ chế hoạt động "cái móc của Acsimet" ra sao, nhưng theo các sử gia cổ đại cho hay, vũ khí này gồm có một chiếc cần cẩu và móc neo có thể giúp nâng tàu của kẻ địch lên khỏi mặt nước và sau đó đột ngột thả rơi xuống hoặc khiến con tàu bị lật nhào.
Những "cái móc của Acsimet" được sử dụng khi các hạm đội hải quân của La Mã tiến đến tường thành của Syracuse vào ban đêm.
Lúc bấy giờ, quân Hy Lạp sẽ dùng loại vũ khí độc đáo này để nhấn chìm nhiều thuyền chiến của quân La Mã, khiến họ không kịp trở tay và buộc phải chùn bước.
Livy, một sử gia người La Mã và một số chuyên gia cho rằng chiếc móc thần kỳ mà Acsimet phát minh ra chính là nguyên nhân dẫn tới thất bại nặng nề của đội quân La Mã.
4. Súng lửa: Vũ khí hóa học bí ẩn của Hy Lạp
Phát minh vượt trội so với công nghệ thời nay, súng lửa vẫn còn là bí ẩn chưa thể lý giải. Ảnh: Internet
Súng lửa Hy Lạp còn gọi là "ngọn lửa biển", được cho là vũ khí do đế chế Bzantine (thế kỷ 7-12) phát minh ra vào thế kỷ thứ 7. Theo nhà sử học Theophanes, súng lửa được kỹ sư tên là Kallinikos phát minh. Tuy nhiên, nhận định này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Siêu vũ khí "súng lửa" là một loại chất lỏng kết dính đặc biệt, được dùng trong các trận đánh thủy và vây thành. Trong các trận hải chiến, quân lính của đế chế Byzantime sẽ dùng một loại ống để bắn hoặc phun chất lỏng hóa học này nhằm đốt cháy tàu chiến của quân địch.
Theo ghi chép lịch sử, ngọn lửa của siêu vũ khí mạnh đến nỗi nó có thể cháy được trên mặt nước. Chính vì vậy, một khi ngọn lửa này cháy trên tàu thì rất khó dập tắt.
Tranh vẽ mô tả đội quân của Byzantine sử dụng súng lửa khi giao chiến trên biển. Ảnh: Wikipedia
"Ngọn lửa biển" mang lại một lợi thế vượt trội cho đội quân của đế chế Byzantine trên chiến trường, nên bí mật về loại vũ khí này được bảo vệ nghiêm ngặt, và chỉ có một số ít người được tiếp cận.
Tuy nhiên, đây cũng là một vũ khí "hai lưỡi", bởi vì nếu không sử dụng một cách cẩn thận và chính xác thì binh sĩ của Byzantine có thể sẽ tự đốt cháy chính chiến thuyền của quân mình.
Công thức "ngọn lửa biển" của Byzantine từ lâu đã bị thất lạc cùng với sự sụp đổ của đế chế này. Mặc dù, trong nhiều thế kỷ sau đó, một số người đã thử tạo ra các bản sao của nó nhưng vẫn chưa thể tái tạo hoàn toàn được.
Theo các nhà sử học và một số chuyên gia cho rằng, "ngọn lửa biển" có thể chứa các thành phần như dầu thô, nhựa thông, lưu huỳnh,...
Việc sử dụng vũ khí hóa học có khả năng đốt cháy mạnh như vậy, đòi hỏi rất thận trọng và chỉ những binh sĩ được huấn luyện kỹ càng mới được phép sử dụng và phóng loại chất lỏng này trong các trận đánh trên biển để nhằm lật lại tình thế.
Cho đến nay, ngọn lửa Hy Lạp vẫn còn là một trong những vũ khí quân sự bí ẩn trong lịch sử thế giới mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải hoàn toàn.
5. Tia nhiệt "tử thần" của Acsimet
Chiếc gương "ma thuật" của Acsimet có khả năng đốt cháy tàu chiến trong thời gian ngắn. Ảnh minh họa
Các sử gia của Hy Lạp và La Mã cổ đại đã ghi chép lại rằng, trong các cuộc bao vây thành Syracus trong Chiến tranh Punic II, nhà phát minh lỗi lạc người Hy Lạp Acsimet đã phát minh ra một chiếc gương để chiếu sáng và đốt cháy tàu thuyền chiến của quân La Mã đang neo đậu trong tầm tên bắn.
Theo đó, cơ chế hoạt động của chiếc gương này là có thể tập trung ánh sáng Mặt Trời vào tàu chiến, khiến chúng bốc cháy.
Chiếc gương này hấp thụ và tập trung ánh sáng Mặt Trời vào tàu chiến của quân địch khiến chúng bốc cháy. Ảnh: Science Photo Library
Người ta tin rằng loại vũ khí đáng sợ này được mạ rất cẩn thận và được các đội quân phòng thủ dọc trên tường thành điều khiển.
Họ tập trung ánh sáng Mặt Trời với cường độ cao vào các tàu chiến La Mã. Bằng cách này, đội quân của người Hy Lạp có thể tạo ra một điểm nóng bất thường và khiến những con tàu của La Mã đột nhiên bốc cháy.
Bên cạnh đó, phiên bản khác của chiếc gương này là một chiếc gương parabol đơn (tương tự như một khẩu súng laser), có thể đốt cháy mục tiêu nhanh chóng.
Trong nhiều năm liền, người ta đã không ngừng tranh luận và nỗ lực thử nghiệm để tái tạo loại vũ khí độc đáo của Acsimet. Ban đầu, do nhiều lần thất bại nên không ít người cho rằng chiếc gương "tử thần" thực chất chỉ là một truyền thuyết.
Tuy nhiên, nhận định này đã phải thay đổi nhờ thử nghiệm thành công năm 1973 của các kỹ sư Hy Lạp khi tiến hành đốt cháy thành công một con tàu giả ở cự ly khoảng 50m chỉ trong vài giây ngắn ngủi.
Thí nghiệm năm 2005 của MIT đã cho thấy đây thực sự là một vũ khí đáng sợ thời cổ đại. Ảnh: MIT
Sau đó, vào năm 2005, các chuyên gia tại MIT, trường ĐH hàng đầu về công nghệ của Mỹ, cũng đã tiến hành thí nghiệm thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá Việt Nam suýt bị tuyệt chủng, giờ hồi sinh kỳ diệu, là món đặc sản trị giá hàng triệu đồng
Có 1 món loại pháp thuật Bồ Đề Tổ Sư không truyền cho Tôn Ngộ Không, ngẫm lại thấy quá đúng đắn
Đây chính là vũ khí mạnh nhất Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không phải đi cầu cứu, Phật Tổ Như Lai cũng bị đả thương
Xem Tây Du Ký hàng chục năm chưa chắc trả lời được câu hỏi 'Tôn Ngộ Không có phải yêu quái không?'
7 cái tên của Tôn Ngộ Không ngay cả fan 38 năm cũng nhiều người không thể liệt kê hết
Tây Du Ký 1986: Trước khi trở thành huynh đệ, Trư Bát Giới từng 'ghi thù' Tôn Ngộ Không 1 chuyện suốt hơn 500 năm