Khám phá

5 sự thật ít được biết đến của Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hào Victor Hugo từng 'tiên đoán' về vụ hỏa hoạn

Được xây dựng từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14, trên nền nhà thờ cũ Saint Etienne, Nhà thờ Đức Bà Paris phản ánh vai trò nổi bật của Paris - bao dấu tích xưa cũ của nền quân chủ, từ Cách mạng Pháp và dĩ nhiên từ hàng trăm năm qua là nơi lưu giữ phần hồn của cả dân tộc.

Edgar Cayce và 9 lời tiên đoán "sởn gai ốc" về thế giới / Trở về sau chuyến vi hành, Càn Long vội vã thoái vị vì 1 lời tiên đoán của thầy tướng số

5 SỰ THẬT ít được biết đến của Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hào Victor Hugo từng tiên đoán về vụ hỏa hoạn

Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy

Tối 15/4/2019, một đám cháy đã bùng phát dữ dội tại Nhà thờ Đức bà Paris. Biểu tượng của nước Pháp bị bao trùm bởi ngọn lửa, đỉnh chóp nhà thờ sụp đổ và 2/3 phần mái đã bị phá hủy hoàn toàn. Quá trình dập tắt ngọn lửa đã kết thúc với “thắng lợi” của đội cứu hỏa là khu vực bên trong cùng nhiều vật phẩm vô giá của Nhà thờ không bị tổn hại.

Và trong khi nguyên nhân dẫn tới vụ hỏa hạn vẫn đang được điều tra, những nỗ lực tái thiết Nhà thờ sắp được chính phủ Pháp công bố, thì đây là những sự thật ít được biết đến về Nhà thờ Đức Bà Paris.

Những vị vua bị “chặt đầu”

Năm 1793, đỉnh điểm của cuộc Cách mạng Pháp, 28 bức tượng của các vị vua trong nhà thờ đã bị kéo đổ bằng dây thừng và bị… chặt đầu bởi đám đông khởi nghĩa. Tất cả các biểu tượng của nền quân chủ Pháp đều bị tấn công và phá hủy. Bức tượng Hoàng đế bị “chặt đầu” đầu tiên là Vua Louis XVI.

5 SỰ THẬT ít được biết đến của Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hào Victor Hugo từng tiên đoán về vụ hỏa hoạn

Những tàn tích mảnh vỡ từ bức tượng của các vị vua trong Nhà thờ bị đám đông nổi loạn vứt ra bãi rác. Hậu cách mạng, chỉ 7 bức tượng Vua bị phá hủy và chặt đầu được tìm thấy bởi Chính phủ lâm thời.

 

Mãi đến năm 1977, những phần còn sót lại của 21 bức tượng Hoàng đế khác mới được phá hiện trong quá trình tu tạo dưới tầng hầm Ngân hàng Ngoại thương Pháp. Hiện tất cả (phần đầu) các bức tượng Hoàng đế Pháp từng-bị-phá-hủy đang được trưng bày ở Musée de Cluny gần Nhà thờ.

Chuông nhà thờ bị nung chảy làm… súng đại bác

Nhà thờ Đức Bà Paris, giống như các nhà thờ khác trên khắp nước Pháp, đã được chuyển đổi vào cuối thế kỷ 18 bởi ảnh hưởng của “Phong trào Tôn giáo mới”. Tất cả 20 quả chuông cổ của Nhà thờ, ngoại trừ duy nhất Quả chuông khổng lồ “Emmanuel” – sản xuất vào năm 1681, đều bị loại bỏ để nung chảy làm vật liệu chế tạo… đại bác.

Ngoài 19/20 quả chuông ở Nhà thờ Đức Bà đã được thay mới vào đầu thế kỷ 19, các nhạc cụ chuyên dụng của Nhà Thờ cũng chịu chung số phận. Tuy nhiên, các nhạc cụ mới thay thế đầu tiên kém xa phiên bản gốc về độ tinh xảo, thậm chí còn tạo ra những âm thanh khó chịu.

5 SỰ THẬT ít được biết đến của Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hào Victor Hugo từng tiên đoán về vụ hỏa hoạn

Cuối cùng, vào năm 2013, chính quyền Paris đã thay mới toàn bộ các quả chuông và nhạc cụ chuyên dụng của nhà thờ, để cộng hượng với “huyền thoại’ Emmanuel đưa nhà thờ Đức Bà trở lại với không gian thực sự như nó đã từng giai đoạn thế kỉ 17.

 

Từng nhiều năm làm nhà kho, trước lễ đăng quang của Napoleon

Khi Napoleon Bonaparte quyết định đăng quang vào tháng 12/1804 ở Nhà Thờ Đức Bà, nơi này vốn đã trong một tình trạng vô cùng tồi tệ. Hàng thế kỷ suy tàn cũng như sự phá hoại của Cách mạng Pháp, đã khiến Nhà thờ Đức bà Paris, trong nhiều năm liền, đã được sử dụng chẳng khác gì… một nhà kho.

5 SỰ THẬT ít được biết đến của Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hào Victor Hugo từng tiên đoán về vụ hỏa hoạn

Vì vậy, khi Napoleon tuyên bố trưng dụng trở lại nhà thờ cho buổi lễ đăng quang của ông, sau một thời gian dài “chìm trong sự quên lãng” Nhà Thờ Đức Bà đã được khoác lên mình ánh hào quang mới. Tuy nhiên, sự kiện đăng quang của Napoleon không đem lại nhiều giá trị hữu ích cho việc tu sửa, tái tạo cấu trúc một “Nhà thờ Đức Bà” ngày càng xuống cấp. Đó chỉ là phút "hồi quang" ngắn ngủi sau giai đoạn tăm tối của Nhà thờ Đức Bà Paris.

“Đám cháy Nhà thờ Đức bà” trong tác phẩm kinh điển của Victor Hugo

 

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame de Paris, tiếng Việt: Thằng gù nhà thờ Đức Bà) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố.

Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại. Tác phẩm xuất bản lần đầu năm 1831, được chia làm 11 quyển.

5 SỰ THẬT ít được biết đến của Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hào Victor Hugo từng tiên đoán về vụ hỏa hoạn

Đáng nói, trong tác phẩm kinh điển này, Hugo từng có đoạn viết miêu tả một đám cháy ở Nhà Thờ Đức Bà. Nội dung tóm lược như sau: "Mọi ánh mắt đều hướng lên đỉnh nhà thờ, chứng kiến cảnh tượng kinh ngạc. Trên đỉnh của phòng trưng bày cao nhất, cao hơn cửa sổ hoa hồng trung tâm, có một ngọn lửa lớn dữ dội bốc lên giữa hai gác chuông. Bên dưới ngọn lửa, dưới những lan can ảm đạm, hai ống máng bằng đá như mồm hai con quái vật đang phun không ngớt cơn mưa lửa... Hàng loạt bức tượng quỷ dữ và rồng đau đớn trong biển lửa. Ánh sáng từ ngọn lửa dữ dội phản chiếu lên mắt chúng... Một sự câm lặng kinh hoàng giữa đám ăn mày. Tất cả âm thanh còn lại là tiếng kêu báo động của những linh mục bị nhốt trong tu viện".

Tổ ong mật ở Nhà thờ Đức Bà

 

Ở khu vực để đồ thờ thánh của Nhà thờ Đức Bà Paris, ngay trên gác mái là một tổ ong nhỏ. Tổ ong này được xây dựng vào năm 2013, nuôi loại ong Buckfast (tên khoa học: Apis mellifera) một chủng ong mật phương Tây được lai tạo và phát triển bởi tu sĩ tên Brother Adam. Đây là một loại ong thân thiện với con người.

5 SỰ THẬT ít được biết đến của Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hào Victor Hugo từng tiên đoán về vụ hỏa hoạn

Lũ ong của Nhà thờ Đức Bà Paris thường xuyên “qua lại” những vườn hòa ở trong nhà thờ, cũng như các khu vực lân cận nhưng Quảng trường Jean XXIII, phía sau Thánh đường. Mật ong Buckfast thường được Nhà thờ Đức Bà Paris đem tặng cho giáo dân và những người vô gia cư ở Paris, trong những chương trình thiện nguyện.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm