5 võ tướng Tam Quốc tuy danh tiếng không nổi như cồn nhưng tài năng quân sự vượt xa Lã Bố, chẳng thua kém gì Quan Vũ, Triệu Vân
Vượt mặt Tào Tháo, Lưu Bị, đây là nhân vật trong Tam quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới hậu thế / Chỉ số AQ là điểm khác biệt lớn nhất giữa Tào Tháo và Lưu Bị: Tố chất quý cho người lập nghiệp
Thế nhưng nếu phải đưa ra bình xét, chúng ta có thể so sánh hơn thua về số lượng những nhân vật làm mưa làm gió xuất hiện trong từng thời kỳ. Bắt đầu từ thời Hạ - Thương - Chu, tới thời Tần Thuỷ Hoàng - Hán Vũ Đế, rồi tới thời Đường Thái Tông - Tống Thái Tổ, thậm chí thời Nguyên - Minh - Thanh, trong mười mấy triều đại ấy, dường như tồn tại một quy luật cố định, đó là:
Càng trong thời buổi loạn lạc, nhân vật gây ra biến động lớn lại càng nhiều. Trong số những thời loạn ấy, tiêu biểu nhất là thời kỳ Tam Quốc vào cuối thời Đông Hán, nhân vật xuất hiện trong thời kỳ này càng nhiều không đếm xuể.
Những người như Lã Bố, Mã Siêu, Triệu Vân, Quan Vũ... đều chiếm được địa vị nhất định trong thời buổi loạn lạc ấy nhờ vào võ công cao cường của mình, để lại dấu ấn thuộc về riêng mình trong lịch sử. Cho dù tính cách của họ hoàn toàn khác nhau, thế nhưng họ đều là những nhân vật làm mưa làm gió khi ấy.
Lấy Lã Bố làm ví dụ. Lã Bố có thể xưng bá một phương ở giai đoạn đầu Tam Quốc, nguyên nhân trực tiếp nằm ở việc võ nghệ của ông gần như vô địch vào thời điểm ấy. Ông từng một mình chiến đấu ngang tài ngang sức với Quan Vũ và Trương Phi, mãi tới khi Lưu Bị tham gia, Lã Bố mới bắt đầu suy yếu.
Hình ảnh nhân vật Lã Bố trên phim.
Thế nhưng Lã Bố không thể coi là một người anh hùng chân chính, bởi vì tính ông sáng nắng chiều mưa, là một "gia nô ba họ" với nhiều lần đổi chủ, vả lại nhân phẩm không tốt, năng lực lãnh đạo cũng chưa đủ. Đánh giá về ông trong lịch sử, ngoài võ công cao cường ra, về cơ bản đều là hàng loạt lời chê trách.
Nhưng nếu như chúng ta không tập trung vào khuyết điểm của Lã Bố, vậy thì ông vẫn có những điểm đáng được công nhận, ví dụ như ông đã giết Đổng Trác, quả thật đã diệt trừ được một tai hoạ cho dân. Chẳng qua những gì Lã Bố thể hiện ở giai đoạn sau này quả thật không phù hợp với võ nghệ cao cường của ông. Lã Bố đã tự tay chôn vùi mọi huy hoàng của mình, công lao duy nhất trong cuộc đời ông cũng đã bị người ta lãng quên.
Lã Bố tuy được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất võ tướng", thế nhưng ông không được coi là anh hùng chân chính. Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu một số danh tướng của thời kỳ Tam Quốc, tuy rằng họ không có uy danh vang xa như Quan Vũ, Triệu Vân, nhưng cũng là những nhân tài hiếm có, hơn nữa nếu so sánh với Lã Bố, cho dù có thể họ thua kém đôi chút về mặt võ nghệ, nhưng bất kể nhân phẩm hay tài năng quân sự đều vượt xa Lã Bố.
Điều càng khiến người ta cảm thấy đáng quý hơn là: Lòng can đảm và hiểu biết của họ cũng hết sức tuyệt vời, đứng trước "Võ Thánh" Quan Vũ vẫn không hề sợ sệt, dám lên đánh tay đôi, thậm chí một đại tướng trong số ấy còn khiến "Võ Thánh" gặp khó khăn lớn.
1. Văn Sính
Người đầu tiên được kể tới là Văn Sính. Trong thế lực Tào Nguỵ kẻ mạnh nhiều như mây, tiếng tăm của ông không hề lớn. Có lẽ rất nhiều người đều không biết đến sự tồn tại của Văn Sính, nhưng việc ông từng làm lại vượt xa danh tiếng của ông.
Văn Sính từng đại chiến với Quan Vũ, đốt sạch thuyền chiến của Quan Vũ, khiến thế lực của Quan Vũ ở Kinh Châu bị tổn thất nghiêm trọng. Nhưng khác với những lần trước, lần này Quan Vũ không hề đi gây sự với Văn Sính. Sau sự kiện đó, Văn Sính được đề bạt thêm lần nữa.
2. Cam Ninh
Người thứ hai là đại tướng Cam Ninh của tập đoàn Tôn Ngô. Người này võ công cao cường, hơn nữa vừa cam đảm vừa có mưu kế. Tôn Quyền từng nói rằng Cam Ninh tồn tại trên đời là để đối chọi với Trương Liêu, đồng thời ông cũng là ân nhân cứu mạng của Tôn Quyền.
Tôn Quyền từng có ý định giành lấy Hợp Phì, nhân lúc thế lực Tào Tháo bị tổn hại nặng nề Tào Tháo chưa kịp chuẩn bị.
Hình ảnh trên phim.
Khi ấy tướng quân thủ thành Hợp Phì là Trương Liêu. Trương Liêu ban đầu là một đại tướng dưới trướng Lã Bố, không những võ công cao cường mà còn hết sức trung thành, là người tài đắc lực của Tào Tháo.
Đối mặt với mười vạn đại quân của Tôn Quyền, Trương Liêu không hoảng loạn trước khó khăn, ông dốc toàn bộ đại đội thủ thành bảy nghìn quân của mình, dùng kế khiến Tôn Quyền thất bại thảm hại.
Tôn Quyền thất bại, bị nhóm người Trương Liêu vây khốn, buộc phải nhờ tới đại tướng dưới trướng là Cam Ninh bảo vệ rút lui. Cam Ninh cũng không để Tôn Quyền phải thất vọng, ông đã đột phá lớp lớp vòng vây, cứu được Tôn Quyền ra ngoài.
Cam Ninh cũng đã từng giao chiến với Quan Vũ. Quan Vũ vốn định nhân trời tối đánh úp thế lực Tôn Ngô, nhưng Cam Ninh chỉ dẫn theo một ngàn người đặt bẫy trên đường Quan Vũ tới, cuối cùng thành công đẩy lùi đạo quân lớn của Quan Vũ.
3. Hạ Hầu Đôn
Đại tướng thứ ba được kể tới là Hạ Hầu Đôn của tập đoàn Tào Nguỵ. Dòng họ Hạ Hầu vốn là dòng họ trung thành với Tào Tháo, Hạ Hầu Đôn lại là người nổi bật trong số ấy, cả đời ông gánh vác những công việc nặng nề cho thế lực Tào Nguỵ.
Hình ảnh nhân vật Hạ Hầu Đôn trên phim.
Trong sự kiện Quan Vũ vượt năm ải chém sáu tướng nổi tiếng khắp thiên hạ, ông gặp phải duy nhất một cản trở là Hạ Hầu Đôn. Hạ Hầu Đôn một mình chặn lại Quan Vũ, đồng thời đại chiến với Quan Vũ không hề rơi vào thế hạ phong.
Khi đó Quan Vũ đang trong độ tuổi tráng niên, là thời kỳ chức chiến đấu cao nhất. Hạ Hầu Đôn đánh được với Quan Vũ như vậy, đủ để thấy thực lực của ông mạnh ra sao.
4. Từ Hoảng
Đại tướng thứ tư là Từ Hoảng của tập đoàn Tào Nguỵ. Nếu như năm xưa Lã Bố có được tài năng quân sự như Từ Hoảng, có lẽ ông đã độc chiếm thiên hạ rồi từ lâu rồi, vả lại Từ Hoảng vốn cũng là một đại tướng có võ công cao cường.
Năm xưa, để cứu Tào Nhân, ông đã đánh cho Quan Vũ phải hoảng loạn tháo chạy. Trúng phải kế trong kế của Từ Hoảng, càng khiến Quan Vũ phải kinh hồn bạt vía.
5. Khương Duy
Đại tướng cuối cùng là Khương Duy của tập đoàn Thục Hán. Ban đầu Khương Duy vốn không phải là người của tập đoàn Thục Hán, khổ nỗi chúa công quá yếu kém, ông đành phải đi theo Gia Cát Lượng.
Hình ảnh nhân vật Khương Duy trên phim.
Lúc đầu, khi Khương Duy còn đang làm việc cho thế lực khác, mưu kế Gia Cát Lượng triển khai đã bị Khương Duy nhìn thấu, Khương Duy còn dùng ngược lại mưu kế khiến Gia Cát Lượng phải chịu tổn thất.
Gia Cát Lượng nếm trái đắng, thế nhưng lại coi trọng Khương Duy, cuối dùng dạy hết những gì mình học được cả đời cho ông.
Ngoài ra, Khương Duy còn từng đại chiến với Triệu Vân. Tuy rằng khi ấy Triệu Vân đã là người lớn tuổi, thế nhưng võ nghệ của ông càng đến mức độ hết sức điêu luyện, Khương Duy lại có thể đánh lâu với Triệu Vân mà không thua, chứng tỏ võ nghệ của Khương Duy quả thực cũng cao siêu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ