6 nhân tài kiệt xuất Trung Hoa: Không có Gia Cát Lượng, vị trí đầu tiên khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên
CLIP: Chèo bẻo ‘lưu manh’ dùng tuyệt kỹ kỳ lạ để đánh cắp thức ăn của cầy vằn / Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?
Hậu thế đánh giá Khương Tử Nha là người thay đổi thế cục thiên hạ, khiến cho giang sơn đổi chủ. Không chỉ có công sáng lập nên triều Chu, ông còn là vị tướng tài vĩ đại và góp phần không nhỏ giúp vương triều này kéo dài hơn 800 năm.
>> Xem thêm: “Kiếm cũ tình thâm” - điển cố về vị hoàng đế "sến sũa" khiến các đại thần ngơ ngác trong lịch sử Trung Quốc
Trong "Phong thần bảng", Khương Tử Nha trở thành một nhân vật được thần thánh hóa. Tác phẩm này xây dựng hình tượng của Khương Thái Công là một kỳ tài sở hữu nhiều năng lực, thậm chí khiến không ít vị thần tiên phải kính nể.
Vị trí thứ 5: Trương Tam Phong
Ngoài số ít câu chuyện quen thuộc về Trương Tam Phong được diễn trong hí kịch, chúng ta biết đến ông chủ yếu thông qua các bộ phim truyền hình. Ông là khai sơn tổ sư của phái Võ Đang, là người sáng lập ra Thái Cực Quyền, đạo pháp thâm sâu không thể đo lường được.
>> Xem thêm: Không phải bởi tài năng và mưu lược, cả nước Nhật vẫn tôn sùng Gia Cát Lượng vì lý do này
Trương Tam Phong gắn với hình ảnh râu tóc trắng xóa, thân mặc đạo bào, gương mặt hồng hào, chỉ với mấy chiêu chức đơn giản nhẹ nhàng, ung dung nhàn hạ đã có thể đánh bại biết bao cao thủ tự nhận là võ công cao cường. Quả đúng là gừng càng già càng cay. Mà ý nghĩa sâu sa cũng là để nói rằng làm người cần phải biết khiêm tốn, đừng kiêu căng tự mãn.
Tư liệu lịch sử ghi chép rằng, Trương Tam Phong sinh vào năm thứ 8 niên hiệu Thuần Hữu dưới triều Nam Tống (năm 1248). Trải qua ba triều đại Nam Tống, Nguyên, Minh, nhưng lại không có bất cứ tư liệu lịch sử cho biết ông mất vào năm nào. Có người cho rằng, ông sống đến 160 tuổi, cũng có người cho rằng, ông thọ hơn 200 tuổi. Thậm chí người ta còn nói, ông vẫn còn sống đến tận bây giờ, chỉ là đơn độc tu hành trong núi sâu rừng già không ai biết đến mà thôi.
Đại nho Chu Sĩ Phong đời nhà Thanh đã từng nhận xét như vậy: “Xưa nay người tu Đạo nhiều vô số, nhưng có được tạo hóa của Trời Đất, duy chỉ có Trương Tam Phong mà thôi“.
Vị trí thứ 4: Quản Trọng
Quản Trọng (725 TCN – 645 TCN), họ Cơ, tộc Quản, tên thật Di Ngô, tự là Trọng, đương thời còn gọi là Quản Tử.
Ông được biết tới với vai trò là một chính trị gia, nhà quân sư và nhà tư tưởng nổi tiếng thời Xuân Thu.
>> Xem thêm: Chuyện về vị võ tướng được mệnh danh là 'kẻ hủy diệt', nghe thấy tên, Gia Cát Lượng cũng phải dè chừng
Sinh thời, Quản Trọng từng được tiến cử làm Tể tướng nước Tề. Nhờ có công lao của nhân vật này, nước Tề đã trở thành nước hùng mạnh nhất và Tề Hoàn công được tôn làm đứng đầu Ngũ bá.
Vị trí thứ 3: Lão Tử
Lão Tử, tên thật là Lý Đam, là nhà triết học, nhà tư tưởng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, và là người sáng lập học phái Đạo gia. Chính ngay cả học vấn uyên bác như Khổng Tử cũng đã từng tìm gặp Lão Tử xin chỉ bảo tri thức về Lễ Nhạc.
Tương truyền, Lão Tử là hậu duệ của Bành Tổ, mẫu thân mang thai 81 năm mới sinh hạ ông. Hơn nữa khi ông vừa mới chào đời đã biết nói chuyện.
Lão Tử ngay từ khi còn nhỏ đã khác với mọi người, thường hay suy nghĩ về khởi nguyên của vũ trụ, về sau đã ngộ ra “Đạo”, đưa ra quan điểm lấy “Vô Vi” cai trị thiên hạ. Học thuyết “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận tự nhiên” đã nói rõ ra chân lý của vũ trụ.
>> Xem thêm: Không phải Gia Cát Lượng, ai mới là mưu sĩ giỏi nhất thời Tam quốc?
Lão Tử ở Hàm Cốc quan đã lưu lại “Đạo Đức Kinh”, vốn là kỳ thư có một không hai, rồi cưỡi trâu xanh đi về phía tây, từ đó biến mất trong dòng sông dài của lịch sử. Có người nói, Lão Tử đi vào núi sâu tu hành, cuối cùng đã đắc Đạo thành Tiên, cũng chính là “Thái Thượng Lão Quân” mà chúng ta biết đến hiện nay.
Vị trí thứ 2: Viên Thiên Cương
Viên Thiên Cương (còn được gọi là Viên Thiên Cang) là bậc thầy tướng số và nhà tiên tri nổi tiếng sống vào thời nhà Đường.
Tương truyền rằng, phàm là những lời tiên đoán của Viên Thiên Cương nói ra hầu như đều trở thành sự thật.
Có giai thoại còn truyền lại, nhân vật này từng xem tướng cho Võ Tắc Thiên khi còn nhỏ. Bấy giờ, vị tướng sư nổi tiếng ấy đã nhầm tưởng Võ thị là bé trai và nói:
"Mắt rồng cổ phượng, là cực kỳ quý hiển, nhưng đáng tiếc lại là nam, nếu là nữ sẽ làm Thiên tử".
Vị trí thứ nhất: Quỷ Cốc Tử
Quỷ Cốc Tử còn hay được gọi là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông là nhà tư tưởng, nhà truyền giáo nổi tiếng và là danh sư truyền dạy cho không ít nhân vật nổi tiếng.
Cuộc đời của Quỷ Cốc tiên sinh được đánh giá là vô cùng thần bí, không rõ năm sinh, năm mất, hành tung hết sức bí ẩn.
Cũng chính vì điều này mà có không ít người hoài nghi về nhân vật này và cho rằng Quỷ Cốc Tử có lẽ chỉ là một vị thần tiên tồn tại trong sách vở.
Theo giai thoại dân gian truyền lại, Quỷ Cốc tiên sinh sống rất thọ, là người thông thạo nhiều pháp thuật, lại sở hữu kiến thức sâu rộng và được coi là ông tổ của các thuật tướng số, bói toán, phong thủy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt