Khám phá

6 phụ nữ quyền lực nhất La Mã cổ đại: Có người thậm chí là cố vấn hoàng đế

Mặc dù bị hạn chế nhiều so với nam giới, một số phụ nữ La Mã đã vươn lên giành lấy những ảnh hưởng chính trị lớn, không cần nhờ đến người chồng.

Hoàng hậu tàn ác nhất La Mã: Giết 2 chồng bằng nấm độc / Chuyện mỹ nam của Hoàng đế La Mã

Giá trị của phụ nữ ở La Mã cổ đại được đo bằng vẻ đẹp, lòng yêu thương, thành công trong viêc làm mẹ, phẩm giá, kỹ năng nói chuyện, coi sóc nhà cửa và khả năng dệt len. Đây là những tiêu chuẩn khắt khe và một số bị coi là cổ hủ ngày nay.

6 người phụ nữ dưới đây đã vượt lên những rào cản nam nữ của xã hội, nắm trong tay quyền lực đáng kể:

Tượng Lucretia tự sát.

Tượng Lucretia tự sát.

1. Lucretia (? – 510 TCN)

Là một nhân vật nửa huyền thoại, Lucretia bị Sextus Tarquinius, con trai của Vua Etruscan, uy hiếp rồi cưỡng đoạt. Việc Lucretia tự sát sau đó là tia lửa làm bùng lên cuộc cách mạng lật đổ ra đời của Cộng hòa La Mã.

Lucretia vừa là hình tượng lý tưởng cho trinh bạch và đức hạnh của một Matrona (từ dùng để chỉ vợ của một người đức cao vọng trọng thời La Mã), vừa là đại diện cho những người cộng hòa có tư tưởng chống lại hoàng gia. Chồng của bà cũng là một trong hai quan chấp chính đầu tiên của nền cộng hòa.

2. Cornelia Africana (190 – 100 TCN)

Là con gái của Scipio Africanus và mẹ của những nhà cải cách nổi tiếng – anh em nhà Gracchi, Cornelia cũng được coi là hình mẫu Matrona chuẩn mực ở Rome. Bà học cao hiểu rộng, được tôn trọng và thu hút được đông đảo nam giới học thức vào vòng tròn chính trị của mình.

 

Cornelia từng từ chối lời cầu hôn của Pharaoh Ptolemy VIII Physcon. Thành công của các con trai Cornelia được xem là do thừa hưởng sự giáo dục của bà, sau khi chồng mất, chứ không phải nhờ uy tín và quyền thế tổ tiên để lại.

6 phụ nữ quyền lực nhất La Mã cổ đại: Có người thậm chí là cố vấn hoàng đế - Ảnh 2.

Đồng xu thời La Mã có hình Fulvia

3. Fulvia (83 – 40 TCN)

Là con người đầy tham vọng và rất tích cực hoạt động chính trị, Fulvia từng ba lần kết hôn với tướng lĩnh quân đội, trong đó có Mark Antony. Trong cuộc hôn nhân với Antony và sau vụ ám sát Julius Caesar, bà được sử gia Cassias mô tả là nằm quyền kiểm soát chính trị ở Rome.

Trong suốt thời gian Mark Antony ở Ai Cập và miền Đông, căng thẳng giữa Fulvia và Octavian (sau này là hoàng đế Augustus) làm leo thang chiến tranh ở Ý. Bà thậm chí còn tập hợp các quân đoàn để chiến đấu với Octavian trong Chiến tranh Perusine. Antony đổ lỗi cho Fulvia về cuộc xung đột này và tạm thời đình chiến với Octavian sau khi Fulvia chết khi đi lưu vong.

 

4. Sempronia (thế kỷ I TCN)

Theo nhà sử học Sallust, Sempronia không được xem như là một Matrona, bởi tính cách táo báo, bốc đồng, ngông cuồng, suy nghĩ độc lập và mưu mô. Sempronia kết hôn với quan chấp chính Decimus Junius Brutus và là mẹ của một trong những kẻ tham gia ám sát Julius Caesar.

Giống như phụ nữ La Mã thuộc tầng lớp thượng lưu khác, Sempronia được giáo dục tốt, biết hát, nhảy và chơi đàn lia giỏi. Nhưng như thế là chưa đủ, bà giấu chồng mình tham gia vào âm mưu của Catiline, hòng lật đổ Cộng hòa La Mã.

5. Livia (58 TCN – 29)

Trên cương vị vợ và cố vấn của hoàng đế Augustus, Livia Drusilla là một Matrona hoàn hảo, bà thậm chí còn giữ được chồng, mà những người vợ trước của Augustus không làm được. Livia còn được Augustus trao quyền kiểm soát tài chính của chính mình, điều chưa từng thấy đối với một hoàng đế vào thời điểm đó.

 

Con trai bà sau này trở thành hoàng đế Tiberius. Livia còn là thủ lĩnh không chính thức của một nhóm các bà vợ của chính trị gia, gọi là Ordo Matronarum. Về cơ bản đây là nhóm phụ nữ có tầm ảnh hưởng chính trị nhất định.

6. Helena Augusta (khoảng 250 – 330)

Helena được ghi nhận là người có ảnh hưởng lớn đến sự tạo lập và phát triển Kitô giáo trong thế giới phương Tây. Bà là phối ngẫu của hoàng đế Constantius Chlorus và mẹ của Constantine Đại đế.

Nguồn gốc từ vùng Tiểu Á, Thánh Helena (theo Chính thống, Công giáo và Anh giáo truyền thống) có lẽ xuất thân từ một nền tảng rât khiêm tốn trước khi trở thành hoàng hậu La Mã. Bà được ca tụng vì có công tìm kiếm lại những mảnh còn sót lại của cây Thấp giá Đích thực dùng để đóng đinh Chúa Jesus.

Theo Mỹ Huyền/Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm