Hoàng hậu tàn ác nhất La Mã: Giết 2 chồng bằng nấm độc
Cứu "hôn quân" khỏi cảnh ám sát, hoàng hậu nhà Minh vẫn chết ấm ức / Tần Thủy Hoàng cả đời không dám lập ai làm hoàng hậu, tại sao?
Ở thời cổ đại, hai chữ "quyền lực" không chỉ khiến không giới đàn ông khao khát mà còn có sức hút mãnh liệt đối với không ít phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ thời ấy do không được coi trọng, nói thẳng ra là bị xem thường, nên một khi đã biến mình trở thành nô lệ của "quyền lực", bị nó chi phối và ám ảnh thì chắc chắn, những người phụ nữ này sẽ vượt qua mọi giới hạn, mọi nguyên tắc, mọi giá trị đạo đức để có được thứ mình khát khao.
(Ảnh minh họa).
Hoàng hậu Julia Agrippina là một người như thế, bà thậm chí còn được mệnh danh là "ác phụ thành La Mã" vì đã hạ sát hai đời chồng bằng nấm độc không ghê tay, ủ mưu giết chết anh trai ruột, thậm chí là còn có ý định giết cả con đẻ. Ấy thế mà đến cuối cùng, do quá tàn ác, bà đã phải chịu cái chết đầy chua xót…
Tiểu thư đài các bậc nhất thành La Mã cổ đại
Julia Agrippina, còn gọi là Agrippina Minor, sinh ngày 6 tháng 11 năm 15, mất khoảng trong khoảng ngày 19 đến 23 tháng 3 năm 59. Sinh thời Julia có một gia thế cực kỳ cao quý tại thành La Mã. Nàng là cháu cố của Hoàng đế Augustus, cháu họ Hoàng đế Tiberius, em gái của Hoàng đế Caligula, Hoàng hậu của Hoàng đế Claudius, và là mẹ của Hoàng đế Nero.
(Ảnh minh họa).
Chính vì được sinh ra trong môi trường Hoàng tộc như vậy, nên ngay từ thuở bé, Julia đã ít nhiều bị hai chữ "quyền lực" chi phối. Rồi cùng với nó, nàng nghiễm nhiên trở thành một người đàn bà không từ mọi thủ đoạn để có trong tay uy quyền. Nàng độc đoán, tàn bạo và vô cùng nhẫn tâm. Và trợ thủ đắc lực, phò tá nàng trong suốt chuyến hành trình lưu danh vào sử sách với tên gọi "Ác phụ độc dược" chính là nhan sắc.
Nhan sắc lộng lẫy, đóa hồng gai cao quý kết hôn ở tuổi 13
Từ nhỏ, Julia Agrippina được đánh giá là có nhan sắc muôn phần lộng lẫy chuẩn khuôn mẫu của các khái niệm để chỉ về "Nữ thần châu Âu" ngày nay. Mắt nàng xanh như màu biển, da nàng trắng tràn đầy sức sống như cánh hoa hồng sớm mai, mái tóc nàng vàng óng như ánh mặt trời, và đường nét gương mặt của bà hệt như bước ra từ tranh vẽ.
(Ảnh minh họa).
Nhờ vào nhan sắc mỹ miều của mình, đến khi ngấp nghé tuổi thiếu nữ, nàng đã lọt vào mắt xanh của không biết bao nhiêu anh chàng thuộc các gia đình vương công quý tộc La Mã. 10 tuổi, cha của Julia đột ngột qua đời, nàng được mẹ và bà cố thay phiên chăm sóc, nuôi dạy. 3 năm sau, ngay sau sinh nhật tuổi 13 của mình, Julia đột ngột được gả cho một người anh họ. Tất nhiên, gia cảnh nhà chồng tương lai cũng rất quyền quý.
Hai người sống bình lặng với nhau tại một địa điểm ngoại thành La Mã, không được biết đến nhiều. Chỉ biết, họ có với nhau một người con chung, tên là Lucius Domitius Ahenobarbus, hay còn được gọi là Nero.
(Ảnh minh họa).
Bại lộ âm mưu giết anh trai Hoàng đế đoạt vị, bị lưu đày đi đảo xa
Ít năm sau đó, do Hoàng đế La Mã Tiberius qua đời, anh trai Caligula của Julia nối ngôi, trở thành tân Đế mới của La Mã. Có anh trai ở thành Hoàng đế, địa vị của Julia cũng tăng thêm vài bậc trong xã hội lúc bấy giờ. Chưa kể, nàng còn được anh mình cưng chiều và ban cho rất nhiều đặc ân.
(Ảnh minh họa).
Đáng tiếc, dù cho Hoàng đế có cưng chiều Julia cách mấy, cũng không sao ngăn được lòng tham "quyền lực" của nàng. Nhằm đoạt vị, nàng đã lập mưu cùng với anh rể để hạ sát anh trai Hoàng đế. Tuy nhiên, âm mưu bất thành, anh rể của Julia bị Hoàng đế Caligula giết ngay sau đó. Về phần Julia, nàng được anh trai ban cho ân huệ cuối cùng là tịch thu tất cả tài sản, danh phận, tước vị và đày đi biệt xứ. Con trai Nero của nàng do còn quá nhỏ nên được phép ở lại La Mã, nhưng giao cho một cặp quý tộc khác nuôi dưỡng.
Quay về La Mã, góa phụ xinh đẹp phá hoại gia đình ân nhân, lấy chồng lần 2
Cứ tưởng con đường mưu cầu quyền lực của đóa hoa hồng gai xinh đẹp tuyệt sắc này sẽ chấm dứt bằng một cuộc đời gắn liền với nơi đảo hoang, tàn tạ sớm chiều, sống không ai biết, chết không ai hay. Vậy mà, may mắn thay, cơ hội của Julia lại đến. Chỉ một năm sau khi lưu đày, anh trai Hoàng đế của Julia và vợ con đã bị sát hại. Người chú họ hàng xa của Julia lên ngôi Hoàng đế.
(Ảnh minh họa).
Vị Hoàng đế mới này, do tiếc thương cho cháu gái phải sống cảnh đày ải khốn cùng, liền hạ lệnh cho phép Julia quay về La Mã. Quay về La Mã, Julia chỉ còn mỗi con trai Nero, trong khi chồng đã qua đời. Không chịu an phận làm góa phụ, nàng liền dùng nhan sắc của mình để quyến rũ biết bao trái tim cùa các nhà quý tộc ở La Mã.
Không lâu sau đó, Julia liền có người chồng thứ 2. Người đàn ông này không ai khác chính là vị quý tộc giàu có đã nuôi dưỡng con trai Julia trong một năm nàng bị lưu đày. Tuy là người có vợ, nhưng vì nhan sắc lộng lẫy của Julia, cùng lời nói dụ dỗ ngọt ngào của nàng, ông đã sẵn sàng từ bỏ vợ mình để đến với Julia.
(Ảnh minh họa).
Giết chồng chiếm đoạt gia tài bằng nấm độc, tìm đường trở thành Hoàng hậu
Được một thời gian ngắn, biến cố lại đến khiến cả thành La Mã xôn xao liên quan đến Julia. Người chồng thứ 2 của nàng bỗng đột ngột qua đời. Julia được thừa kế toàn bộ khối tài sản to lớn của chồng. Về cái chết bất ngờ này, một số người thân cận với gia đình Julia đã tiết lộ rằng chính Julia là người đã âm thầm bỏ bột của một loại nấm cực độc vào thức ăn để giết chồng cướp gia sản. Dù cho trước đó, nàng đã tuyên bố chồng mình chết vì bệnh tật.
(Ảnh minh họa).
Tiếp tục sống cảnh góa phụ trong 2 năm trong một cơ ngơi hoành tránh, khao khát về quyền lực vẫn chưa khiến Julia thỏa mãn. Đúng lúc, Hoàng hậu của Hoàng đế tại vị, tức là thím họ hàng xa của Julia bị xử tử vì bị mưu phản. Nhân cơ hội này, với sự giúp sức của nhan sắc vẫn còn muôn phần xinh đẹp, nàng tìm đường trở thành người phụ nữ cao quý nhất La Mã.
Mọi chuyện thành công, Julia trở thành Hoàng hậu mới của La Mã, dưới một người trên vạn người. Hoàng đế cưng chiều nàng, cho nàng bất cứ thứ gì nàng muốn, quyền lực, tài sản, vàng bạc châu báu, không thiếu thứ gì. Đáng tiếc, với lòng tham không đáy và sự mưu mô được mài dũa bao năm qua, Julia vẫn chưa thôi ác độc.
(Ảnh minh họa).
Hại con trai riêng của chồng, đưa con trai mình trở thành người kế vị
Nàng lập kế khiến Hoàng đế La Mã ghẻ lạnh con trai ruột của mình. Xong nàng ngọt ngào khuyên Hoàng đế nên lập con trai Nero mình trở thành người kế vị. Tất nhiên, vì quá sa đà vào mỹ mạo của người phụ nữ tàn ác này, Hoàng đế răm rắp nghe theo, dù cho khi ấy, rất nhiều đại thần trong Hoàng tộc đã phản đối kịch liệt.
Hoàng hậu Julia cứ thế bành trướng thế lực, thao túng triều thần, ai phản đối nàng đều bị giết một cách dã man bằng thuốc độc, có khi còn là loại nấm độc khi xưa nàng dùng để giết chồng. Cho tới một ngày, Hoàng đế La Mã thức tỉnh, ông nhận ra mình đã quá nuông chiều Hoàng hậu, mặc cho nàng gây ra biết bao sóng gió. Để chuộc lại lỗi lầm, ông bèn nghĩ tới việc truất quyền thừa kế của Nero - con riêng của Hoàng hậu Julia.
(Ảnh minh họa).
Giết Hoàng đế bằng nấm độc, âm mưu giết luôn con ruột và cái kết bi thương
Nhưng mọi chuyện đã quá muộn, Julia biết được Hoàng đế La Mã đang có ý định kiềm kẹp quyền lực của nàng. Nàng nhanh tay hơn một bước, hạ bột nấm độc giết Hoàng đế ngay trong đêm. Hôm sau, con trai Nero của nàng đăng cơ trở thành tân Hoàng đế La Mã khi mới 17 tuổi. 17 tuổi, cái tuổi còn quá non nớt để cai trị cả một vương triều, lý do đó khiến Julia tiếp tục giành hết quyền hành của con trai.
(Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, chứng kiến hết toàn bộ những hành động của mẹ mình suốt bao nhiêu năm qua, đã làm Nero không thể nào ngồi yên. Với quyền lực của một bậc đế vương, Nero hạ lệnh thu hẹp quyền lực của mẹ mình. Bị chính đứa con mình hao tâm tổn sức đưa lên ngôi vị cao quý "phản bội", Julia phẫn nộ ra một quyết định cực kỳ táo tợn, cực kỳ độc ác: Giết con!
Ấy thế mà, như người xưa có câu "hổ mẫu sinh hổ tử", trước khi kịp ra tay giết con, Julia đã bị chính Nero ra lệnh cho người giết chết. Đóa hồng gai diễm lệ lụi tàn trong phút chốc, vì lòng tham quyền lực, vì sự tàn ác bội phần của mình.
(Ảnh minh họa).
Khi bà qua đời, Hoàng đế Nero vẫn còn một chút xót thương, chàng ôm xác mẹ trong lòng trước khi mang đi hỏa táng. Mẹ chàng lúc này vẫn rất đẹp, rực rỡ và lộng lẫy. Nhưng nhan sắc bất phàm của bà, cũng không thể xóa mờ danh xưng "ác phụ độc dược thành La Mã" được sử sách lưu lại đến muôn đời sau…
End of content
Không có tin nào tiếp theo