7 địa danh nổi tiếng thế giới đã biến mất mãi mãi
3 hồ nước khủng khiếp nhất thế giới, 1 hồ nóng quanh năm và 1 hồ giết người vô hình / Con đường xe đạp xuyên qua hồ nước, đẹp nhất thế giới
Vòm đá Darwin (Ecuador): Ngày 17/5, vòm đá tự nhiên có hình dạng cây cầu này đã sập xuống Thái Bình Dương. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng xói mòn. Cây cầu mang tên nhà sinh vật học nổi tiếng là điểm đến được nhiều khách du lịch yêu thích. Họ thường ghé thăm nơi này bằng tàu du lịch. Vòm đá Darwin cũng là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: NBC News.
Sông băng Chacaltaya (Bolivia): Lần cuối cùng người ta nhìn thấy những dấu vết của sông băng Chacaltaya là vào 26/10/2009. Khi sông băng 18.000 tuổi tan chảy, khu nghỉ mát từng được coi là cao nhất thế giới ở đây cũng đóng cửa theo. Các nhà khoa học dự đoán sông băng sẽ tan chảy hoàn toàn vào năm 2015. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã đẩy nhanh quá trình này. Ảnh: CGTN.
Sông Slim (Canada): Mùa xuân năm 2017, toàn bộ con sông thuộc Yukon, Canada, dường như "bốc hơi" sau một đêm. Nguyên nhân là dòng chảy của sông đã thay đổi. Phần nước tan chảy của sông băng Kaskawulsh vốn chảy theo hai hướng nhưng bất ngờ dồn hết vào sông Kasskawulsh về phía nam rồi tiếp tục đổ vào vịnh Alaska. Điều này khiến kích thước của sông Slim bị giảm đáng kể. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng "cướp sông". Ảnh: The Guardian.
Biển Kaimu (Hawaii, Mỹ): Đầu những năm 1990, khoảng 150 ngôi nhà và bãi biển cát đen Kaimui bị xóa sổ. Nguyên nhân là dòng dung nham tràn qua làng Kalapana. Hiện tại, biển Kaimu vẫn thu hút khách du lịch nhờ nỗ lực phục hồi của người địa phương. Ảnh: LA Times.
Tảng đá Voi (Canada): Tảng đá này từng rất nổi tiếng với du khách ghé thăm vịnh Fundy (Canada). Tuy nhiên, vào năm 2016, khoảng 200 tấn đá đã đổ xuống đất khiến nơi này mãi mãi không thể trở về hình dạng ban đầu. Theo Cottage Life, tảng đá này và lối đi ở giữa được hình thành nhờ thủy triều. Qua thời gian, nước thủy triều đã bào mòn tảng đá và tạo cho nơi này hình thù đặc biệt. Theo cơ quan chức năng, việc tảng đá này sụp đổ liên quan đến vấn đề xói mòn. Ảnh: Huffpost.
Hầm thân cây (California, Mỹ): Pioneer Cabin là cây cù tùng nổi tiếng ở Công viên Calaveras Big Trees. Gần gốc cây có một hốc lớn, được khoét vào thập niên 1880. Tuy nhiên, vào năm 2017, cây này đã bị đổ do thời tiết khắc nghiệt của mùa đông. Ảnh: NPR.
El Dedo de Dios (Tây Ban Nha): Tên của địa danh này có nghĩa "ngón tay của Chúa". Nó là một khối đá tàn dư cao khoảng 30 m, nằm ở ngoài khơi Gran Canaria. Cơn bão nhiệt đới Delta năm 2005 đã khiến đỉnh của tuyệt tác thiên nhiên này vỡ ra và rơi xuống biển. Tảng đá này từng là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sỹ. Ảnh: Hippostcard.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Loài cây hiếm nhất trên thế giới, chỉ có ở Trung Quốc, được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi
Đây là Hồ nhựa lớn nhất thế giới có trữ lượng đáng kinh ngạc và có thể khai thác trong ít nhất 200 năm
Tại sao những người chết cóng cởi bỏ quần áo mà vẫn nở nụ cười?
'Sốc' trước lý do Quan Vũ được cả cảnh sát lẫn xã hội đen Hong Kong thờ phụng, fan Tam Quốc chục năm chưa chắc đã biết