Khám phá

7 điều đặc biệt về 'võ lâm minh chủ' Kim Dung mà bạn chưa biết?

Tác giả của những cuốn tiểu thuyết đình đám sinh trưởng trong một gia đình buôn bán đông con cái.

Clip: ‘Nhức mắt’ với những ‘cảnh nóng’ kinh điển trong phim võ hiệp Kim Dung / Lịch sử Trung Hoa động loạn trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

1. Kim Dung sinh trưởng trong gia đình quan lại sa sút, bố đi buôn. Gia đình ông đặc biệt không có ai theo nghiệp viết lách. Là con thứ trong một gia đình có 9 người con, Kim Dung có cá tính riêng biệt, ông chỉ thích đọc sách, đặc biệt là sách cổ, sách kiếm hiệp. Những năm đi học, Kim Dung học rất giỏi, lúc nào cũng đứng đầu lớp và được thầy cô giáo yêu mến.

2. Cuốn sách đầu tiên Kim Dung viết là sách "Dành cho những người thi vào trung học", được nhà sách chính quy xuất bản. Năm đó, Kim Dung mới 13 tuổi.

3. Được biết tới với tài hoa viết tiểu thuyết kiếm hiệp, nhưng Kim Dung còn tài hoa không kém ở các lĩnh vực khác. Ông đồng thời là nhà báo, dịch giả, nhà nghiên cứu học thuật... nổi tiếng.

Kim Dung chụp ảnh cùng Jack Ma, tỷ phú của đế chế Alibaba. Vị tỷ phú từng cho biết ông đặc biệt yêu thích các tác phẩm của Kim Dung và

Kim Dung chụp ảnh cùng Jack Ma, tỷ phú của "đế chế" Alibaba. Vị tỷ phú từng cho biết ông đặc biệt yêu thích các tác phẩm của Kim Dung, ông gọi Kim Dung là "Tra đại hiệp".

4. Kim Dung từng quy y cửa Phật năm 1978, hai năm sau cái chết của con trai cả. Đối với ông, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tiểu thuyết gia từng dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về các tôn giáo.

5. Trong sự nghiệp viết lách, Kim Dung viết 14 tiểu thuyết, tất cả đều được xuất bản trên các nhật báo. 14 tiểu thuyết của ông không chỉ được chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình, mà còn được phát triển thành các ứng dụng game, hoạt hình... ăn khách. Điều này có liên hệ chặt chẽ tới câu nói của Kim Dung vài năm trước khi ông qua đời: "Tôi mong rằng sau này 100 năm, 200 năm nữa, người ta vẫn luôn đọc, luôn nhớ đến các tiểu thuyết của Kim Dung".

6. Kim Dung từng trở thành tỷ phú nhờ viết sách: Kim Dung thành lập tờ Mingpao, trực thuộc công ty Minh Báo vào năm 1959 với số vốn đầu là 100.000 USD, 80% trong số đó là do ông sở hữu. Kim Dung đồng thời ra mắt cổ phiếu của công ty trên sàn chứng khoán. Theo tờ People Daily, năm 1991, giá trị của công ty Mingpao ước tính 870 triệu HKD (110 triệu USD), giúp Kim Dung trở thành 1 trong 100 tỷ phú Hong Kong (ông xếp thứ 64), theo đánh giá của tạp chí Capital, Hong Kong.

Kim Dung ra đi ở tuổi 94, sau một thời gian dài đau yếu, phải nằm viện.

Kim Dung ra đi ở tuổi 94, sau một thời gian dài đau yếu, phải nằm viện.

7. Sự nghiệp đồ sộ, tên tuổi nổi danh thế giới nhưng nguyện ước cuối đời của Kim Dung rất giản dị: Trong di nguyện để lại, Kim Dung mong muốn đám tang được tổ chức riêng tư, kín đáo trong gia đình. Theo tờ Mingpao, gia đình sẽ làm theo di nguyện của người quá cố, đồng thời tổ chức một lễ tưởng niệm vào tháng 11.

 

1
Theo ngoisao.net
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm