7 thay đổi ở cơ thể người cho thấy nhân loại đã tiến hóa trong 150 năm qua như thế nào
Clip: Lén lút rình tấn công, sư tử gặp phải "vận động viên điền kinh" lợn rừng / Con sông đắt giá nhất thế giới nằm ở Đông Nam Á, dưới đáy có kho báu quý hơn vàng, canh giữ 24/24
Bằng chứng khoa học cho thấy chiều cao con người đã tăng lên trong 200 năm qua.
Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học eLife chỉ ra rằng cả nam giới và nữ giới đều cho thấy sự tăng trưởng chiều cao trung bình ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là chiều cao trung bình của phụ nữ Hàn Quốc (tăng 20,2 cm) và nam giới Iran (tăng 16,5 cm).
2. Thân nhiệt giảm điMột nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y Stanford của Mỹ cho thấy nhiệt độ cơ thể con người ở Mỹ đã giảm đi tronghai thế kỷ qua.
Cụ thể các nhà nhiên cứu kết luận nhiệt độ trung bình cơ thể người thế kỷ 21 thấp hơn khoảng0,3 độ C ở phụ nữ và 0,6 độ C ở nam giới so với người thế kỷ 19.
3. Dậy thì sớm hơnTrẻ em trai và gái đang dậy thì sớm hơn trẻ em thế kỷ trước. Nguyên nhân là do dinh dưỡng và sức khỏe tốt.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Carlifornia, 15% bé gái dậy thì từ 7 tuổi. Ước tính tuổi dậy thì đã sớm hơn 1-2 năm so với thế kỷ 20.
4. Tuổi thọ cao hơn
Tuổi thọ con người đã tăng lên nhờ sự tiến bộ trong vệ sinh, dinh dưỡng và các yếu tố khác.
Một báo cáo của viện nghiên cứu Santa Lucia tại Tây Ban Nha dự đoán rằng đến cuối thế kỷ 21, tuổi thọ con người sẽ tăng lên tới 120 tuổi.
Nếu so sánh với dữ liệu đầu thế kỷ 20, chỉ 26,2 % dân số sống tới tuổi 65, có thể nói con người ngày nay đã sống lâu hơn nhiều.
5. Những bộ phận cơ thể mới được phát hiệnNhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những bộ phận mới trong cơ thể người, trong đó cóinterstitium (tạm dịch là "‘mạng lưới liên mô").
Theo các nhà khoa học,interstitium là một loạt các khoảng trống chứa đầy dịch, kết nối với nhau được tìm thấy dưới da cũng như có mặt khắp trong ruột, phổi, thành mạch máu và các cơ.
Interstitium có thể đóng vai trò rất quan trọng trong cách thức hoạt động của nhiều mô và các bộ phận khác trong cơ thể cũng như liên quan tới cơ chế của một số căn bệnh như ung thư.
Năm 2013, giáo sưnhãn khoaHarminder Dua ở Đại học Nottingham, Anh tìm ra một cơ quan sau giác mạc, được gọi là Dua's layer.
Theo Harminder Dua, lớp Dua tham gia vào các nhóm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của giác mạc, nó tuy rất nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Phát hiện nói trên không chỉ làm thay đổi hiểu biết y khoa về cấu trúc mắt, mà còn giúp cho các ca phẫu thuật mắt đơn giản hơn, an toàn hơn, đặc biệt là tổn thương ở lớp Dua.
6. Một số bộ phận cơ thể đã hoặc sẽ biến mấtCùng với sự phát hiện các bộ phận mới, nhiều bộ phận trên cơ thể cũng biến mất hoàn toàn trong những năm qua.
Có những người sinh ra không có răng khôn do kích thước hàm giảm dần, là kết quả của việc thay đổi trong chế độ ăn uống.
Một bộ phận khác cũng không có ở 10% - 15% dân số thế giới làpalmaris longus (cơ gan tay).
Cụ thể hơn, các chuyên gia cho biết palmaris longus là những gì còn sót lại của tổ tiên chúng ta ngày trước - những người sử dụng chi trước để leo trèo.
7. Tình trạng béo phì gia tăngTheo Tổ chức Y tế Thế giới, béo phì đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1975. Dữ liệu từ năm 2016 cho thấy hơn 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân, và trong số đó, hơn 650 triệu người bị béo phì.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?