Năm đen tối và biến động nhất trong lịch sử Tam Quốc: 1 gian hùng, 2 mưu sĩ, 8 dũng tướng qua đời
Những "bịa đặt chết người" trong "Tam quốc diễn nghĩa" / Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ba nhân vật khiến Gia Cát Lượng sợ hãi nhất trong đời
Kiến An năm thứ 24, cũng là năm cuối cùng của triều đại Đông Hán, Quan Vũ phát động trận Tương Dương - Phàn Thành, kết quả bại trận ở Mạch Thành, bản thân bị Đông Ngô giết chết, cái chết của ông đặt dấu chấm hết cho liên minh Tôn Lưu, Thục Hán và Đông Ngô từ bạn thành thù, khiến không khí lịch sử lúc bấy giờ trở nên u ám hơn bao giờ hết. Năm 220, đây vừa là năm đầu tiên thời kì Tam Quốc, cũng vừa là "năm đen tối", xảy ra nhiều biến động nhất thời kì này khi một gian hùng, hai mưu sĩ, 8 dũng tướng đều lần lượt qua đời. Đứng từ một góc nhìn khác, cái chết của những anh hùng này, là cái kết cho những năm xung đột triền miên trong suốt triều đại Đông Hán.
Sự ra đi của gian hùng Tào Tháo
"Trị thế năng thần, loạn thế gian hùng", đây chính là hình dung chính xác nhất về Tào Tháo. Ông thân là một nhân vật anh hùng thời loạn, đánh bại anh em Viên Thiệu, Viên Thuật bình định phương Bắc, giết Lã Bố, dọn sạch thế lực còn lại của quân đội Tây Lương, chiếm lấy Kinh Châu của Lưu Biểu, bình định các thế lực li khai như Mã Siêu..., có ưu thế lớn trong việc thống nhất Trung Nguyên, đáng tiếc thất bại ở trận Xích Bích, trở thành mối hận của ông, bằng không lịch sử sẽ lại phải viết lại thêm một trang nữa.
Tháng giêng năm 220, Tào Tháo qua đời vì căn bệnh đau đầu lâu năm, thọ 66 tuổi. Ông ở ngôi Ngụy vương được 5 năm.
Cái chết của 2 mưu sĩ
2 mưu sĩ nổi tiếng cũng qua đời trong năm 220 chính là Trình Dục và Pháp Chính.
Trình Dục là một trong 5 đại mưu sĩ dưới trướng Tào Tháo, tài mưu lược của ông không chỉ sánh ngang được với Tuân Úc, Quách Gia, mà tài dẫn binh đáng trận cũng không kém cạnh. Khi Tào Tháo thua trận tại Xích Bính khi chạy đến hẻm Hoa Dung thì bị Quan Vũ chặn đường, chính Trình Dục đã khuyên Tào Tháo thuyết phục Quan Vũ vì nhận thấy Quan Vũ là người rất nghĩa khí, khinh mạn kẻ mạnh mà không lấn át kẻ yếu, ân oán phân minh, tín nghĩa rõ ràng, ông gợi ý Tào Tháo nhắc lại ân nghĩa năm xưa, cũng nhờ vậy mà Quan Vũ đã tha chết cho Tào Tháo.
Nhân vật Trình Dục trên màn ảnh nhỏ
Còn Pháp Chính chính là cánh tay phải đích thực của Lưu Bị, Pháp Chính được đánh giá là có thể "sánh với thiên tài Quách Gia của Tào Ngụy".[1] Nhiều ý kiến cho rằng ông là một trong 2 quân sư quan trọng nhất của Lưu Bị, vai trò ngang hàng với Khổng Minh (trong đó Pháp Chính chuyên phụ trách quân sự còn Khổng Minh phụ trách việc nội trị). trận Hán Trung giữa Tào và Lưu, công lao của Pháp Chính là không thể thiếu, Việc Pháp Chính qua đời khá sớm là một tổn thất lớn về nhân sự cho Lưu Bị, khiến gánh nặng về quân sự sau này của nhà Thục Hán dồn cả vào Gia Cát Lượng, bên cạnh đó, sự ra đi của Pháp Chính khiến Lưu Bị vô cùng đau lòng và tiếc nuối.
Nhân vật Pháp Chính trên màn ảnh nhỏ
Sự ra đi của 8 dũng tướng
8 dũng tướng lần lượt ra đi trong vòng một năm bao gồm: Quan Vũ, Quan Bình, Hoàng Trung, Lưu Phong, Lã Mông, Cam Ninh, Tưởng Khâm, Hạ Hầu Đôn. Quan Vũ, Quan Bình vì bị quân Ngô đánh lén tại Kinh Châu mà đã hi sinh ở Mạch thành; Hoàng Trung vì tuổi đã cao mà qua đời; Lưu Phong, thân là con cả của Lưu Bị, vì Quan Vũ sơ ý đánh mất Kinh Châu, bản thân lại không kịp thời xuất binh cứu viện nên cảm thấy hổ thẹn, lựa chọn tự sát tạ tội. Lã Mông, Cam Ninh, Tưởng Khâm, cả 3 người đều mất vì bệnh cùng năm ở Giang Đông, thời gian mắc bệnh của 3 người đều rất gần nhau, trong khi họ đều ở độ tuổi không quá già, theo lịch sử ghi chép thì họ có thể qua đời vì dịch bệnh nào đó. Hạ Hầu Đôn, thống soái giữ chức vụ cao nhất trong quân đội Tào Tháo qua đời trong trận Hán Trung với Lưu Bị.
Có thể thấy ở đây, Lưu Bị là người chịu tổn thất nhiều nhất, Ngũ hổ tướng mất đi 2, còn thêm cả con trai, phía bên Đông Ngô cũng mất đi 3 đại tướng.
Nhân vật Hạ Hầu Đôn trên màn ảnh nhỏ
Kết
Bởi vì cái chết của nhiều đối thủ nặng ký, lịch sử sau đó cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Người ta nói rằng năm 220 sau Công nguyên là năm "giật gân", biến động nhất của thời kì Tam Quốc. Vì sao Tam Quốc lại là thời kì xuất hiện nhiều anh hùng hào kiệt tới như vậy, bởi lẽ thời loạn cần tới sự can đảm và tài năng để bình định, có như vậy thì quỹ đạo lịch sử mới có thể tiến tới cái đích hòa bình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo