8 hổ tướng họ Trương thời Tam Quốc: Trương Phi ngậm ngùi đứng thứ hai, thứ nhất danh bất hư truyền
Bí ẩn cuộc đời chiến tướng duy nhất trong Tam Quốc đánh bại được Quan Vũ / Lữ Phụng Tiên: Chân dung “chiến thần vô địch” trong Tam quốc
1. Trương Liêu
Trong tám vị tướng họ Trương, người lợi hại nhất chính là thủ hạ dưới trướng tào Tháo, Trương Liêu. Trương Liêu mới đầu đi theo Lã Bố, nhưng Lã Bố lại không phải người giỏi nhìn thấy bản lĩnh ở người khác vì vậy mà Trương Liêu không được trọng dụng. Sau này, khi Lã Bố bị Tào Tháo và Lưu Bị đánh bại, Trương Liêu một lòng cầu chết, không chút sợ hãi, nhưng Quan Vũ lại vì người bạn tốt này mà cầu xin, hơn nữa, Tào Tháo bản thân cũng rất đề cao sự nghĩa khí và năng lực của Trương Liêu, vì vậy đã thu nạp Trương Liêu. Sau khi về dưới trướng Tào Tháo, Trương Liêu trở thành người lợi hại nhất trong Ngũ tử lương tướng của Tào Tháo, dẫn dắt quân đội lập cho Tào Tháo không biết bao chiến thắng, cống hiến vô cùng nhiều cho sự nghiệp mở rộng giang sơn của Tào Tháo.
Trương Liêu nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với Đông Ngô. Sự dũng mãnh và danh tiếng của Trương Liêu trong trận bảo vệ Hợp Phì cũng được La Quán Trung mô tả đậm nét, đặc biệt là uy danh của ông làm kinh động người Đông Ngô: "Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc".
2. Trương Phi
Người đứng thứ hai là Trương Phi. Trương Phi được biết đến như tam đệ và cũng là trợ thủ đắc lực của Lưu Bị. Độ nổi tiếng của bộ ba huynh đệ kết nghĩa dưới vườn đào có lẽ không cần phải nhắc tới quá nhiều. Trương Phi cả đời anh dũng, quả cảm, nhưng lại là người thô kệch, năng lực của Trương Phi khiến Tào Tháo cũng phải nể, nhưng trên thực tế, võ nghệ của Trương Phi lại kém Quan Vũ vài phần, và cũng khổ nỗi ông lại là một người bốc đồng nóng tính, không được trầm ổn như Trương Liêu hay Quan Vũ, vì vậy, tổng quát mà nói thì Trương Phi vẫn có phần lép vế hơn so với Trương Liêu và Quan Vũ.
3. Trương Cáp
Người thứ ba là Trương Cáp. So với Trương Liêu và Trương Phi, Trương Cáp thiên về kiểu Nho tướng hơn. Ông rất giỏi dùng mưu, tinh thông binh pháp. Thời Tào Tháo còn nắm quyền, cơ hội để Trương Cáp biểu hiện là không nhiều, nhưng con trai của Tào Tháo là Tào Phi lại vô cùng đề cao và quý mến ông. Dưới thời Tào Phi, Trương Cáp đã được ban rất nhiều quyền lực lớn,
Khi Tào Phi mất, Tào Duệ lên ngôi, Trương Cáp được phong làm Hữu tướng quân, người giữ quyền lực quan trọng nhất trong triều đình chỉ sau Tư Mã Ý và tham mưu Hạ Hầu Mậu. Ông được giao trọng trách cùng với Tư Mã Ý tiến đánh vùng Ba Thục.
4. Trương Tú
Thứ 4 là Trương Tú. Trương Tú là cháu của Phiêu kị tướng quân Trương Tế, người từng đi theo Đổng Trác dưới thời Hán Thiếu Đế và Hán Hiến Đế.
Trương Tú ban đầu cùng Trương Tế cũng tham gia dành Kinh Châu với Lưu Biểu. Quãng thời gian ông tồn tại không dài, và cũng không nổi tiếng như những người bạn cùng thời khác, nhưng ông lại từng khiến Tào Tháo bị hố hai lần, nếu không có sự trợ giúp của Giả Hủ, e là Tào tháo sẽ còn thất bại thảm hại hơn.
Ngoài ra, mối quan hệ của Trương Tú và Tào Tháo cũng có phần hơi kịch tính, ban đầu Trương Tú có ý hàng Tào Tháo, nhưng lời nói và hành động của Tào Tháo trước giờ lại không khiến người ta hài lòng, vì vậy Trương Tú lại phản bội Tào Tháo, nhưng nhờ Giả Hủ khuyên nhủ, Trương Tú cuối cùng vẫn về làm việc cho Tào Tháo.
Trương Tú được Tào Tháo ban chức Dương Vũ tướng quân, phong là Liệt hầu, tiếp tục đi theo Tào Tháo đánh Hà Bắc. Tào Tháo thậm chí còn kết thông gia với ông, cho con trai là Tào Quân lấy con gái ông.
5. Trương Yên
Người thứ năm là Trương Yên. Nhân vật Trương Yên này không thực sự nổi bật, nhưng ông lại thực sự giỏi trong việc đánh giá tình hình, điển hình như trong việc khi đó Viên Thiệu có thể nói là thế lực độc tôn vô cùng lớn mạnh, nhưng ông lại lựa chọn liên hợp với lã Bố cùng nhau chống lại Viên Thiệu. Ban đầu, Trương Yên là một đạo tặc, nhưng sau này nghe theo ý trời, được nhiều người bầu lên làm lãnh đạo, cuối cùng ông cũng không phụ kì vọng của quần chúng, giữa thời loạn thế vẫn tạo ra được mảng trời riêng. Tiếc rằng khi đó anh hùng hào kiệt nổi lên quá nhiều, và Trương Yên lại không thể bật được lên hàng danh tướng.
6. Trương Nhiệm
Người thứ sáu là Trương Nhiệm. Trương Nhiệm xuất thân bần hàn, phục vụ cho Lưu Chương. Trương Nhiệm là trở ngại lớn nhất của Lưu Bị khi đi đánh Tây Châu. Khi Lưu Bị dẫn quân vào Ích Châu, chính Trương Nhiệm đã mai phục bắn chết quân sư nổi tiếng của Lưu Bị là Bàng Thống tại gò Lạc Phượng.
Bản thân Trương Nhiệm là người rất có năng lực, mặc dù người tận trung với ông không được bao người, nhưng họ lại luôn một lòng một dạ với ông. Chỉ tiếc rằng sau khi bại trận, bất luận người dưới có khuyên nhủ ra sao thì Trương Nhiệm vẫn chọn cái chết.
7. Trương Dực
Người thứ bảy là Trương Dực. Trương Dực là một trong số ít người "tỉnh táo" ở thời kì sau của Thục Hán, ông vô cùng phản đối kế hoạch Bắc phạt của Khương Duy. Trương Dực từng đảm nhiệm chức thái thú của nhiều quận. Khi còn sống, Gia Cát Lượng từng phái Trương Dực đi bảo vệ Nam Di, nhưng vì Trương Dực quá cứng nhắc nên không được lòng dân.
Một vài biểu hiện nổi bật của Trương Dực bao gồm, năm 226, Gia Cát Lượng khi nam chinh, phong Trương Dực làm phó tướng. Trong chiến dịch này, Trương Dực từng cùng Vương Bình, Ngụy Diên bắt sống Ngạc Hoán, giúp bình định bốn quận Nam Trung, lại nhiều lần cùng Trương Ngực dẫn quân đánh bại Mạnh Hoạch.
Năm 227, Gia Cát Lượng xuất quân bắc phạt, phong Trương Dực làm tiền quân đô đốc. Khi đánh Thiên Thủy, mưu kế của Khổng Minh bị Khương Duy đoán được, khiến Triệu Vân bị bao vây, Trương Dực, Cao Tường đã ra quân cứu viện. Sau, Trương Dực lại tham gia đánh bại quân Khương, rồi được sai sửa lại đường Kiếm Các để cho đại quân rút lui.
Kết cục cuối cùng, Trương Dực bị loạn quân giết chết ở Thành Đô.
8. Trương Ngực
Người cuối cùng là Trương Ngực. Ông là một tướng quân nổi tiếng của Thục Hán, khi Gia Cát Lượng bắc phạt, ông là người bình định tặc khấu ở Quảng Hán, sau này đi theo Mã Trung nhiều lần bình định tặc khấu Nam Man. Ông đối xử vô cùng tốt với bách tính nơi mình quản lý, rất được lòng người dân, tiếc rằng sau này ông lại qua đời vì bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg