8 “mỹ nhân” có sức ảnh hưởng cực lớn đến lịch sử thế giới
Trong lịch sử thế giới, có nhiều người con gái được mệnh danh là “mỹ nhân” - có vẻ đẹp sắc nước hương trời, làm khuynh đảo cả một đất nước.
Tên 'bạo chúa điên rồ' Nero: Giết mẹ ruột, đốt thành Rome, đá chết người vợ đang mang thai / Bí mật ít biết về các mỹ nhân có vẻ đẹp “điên đảo” của Trung Quốc thời xưa
Lịch sử thế giới công nhận những người phụ nữ đó là biểu tượng sắc đẹp nổi tiếng của các nền văn minh lớn trên thế giới, họ có ảnh hưởng không nhỏ đến vận mệnh của đất nước.
Nữ hoàng Nefertiti
Ảnh minh họa.
Nữ hoàng Nefertiti là vợ của pharaoh Akhenaten – hoàng đế Ai Cập thế kỉ 14 TCN. Bà là người phụ nữ nắm quyền lực đầu tiên trong thế giới cổ đại và là biểu tượng của sức mạnh, vẻ đẹp và sự bí ẩn. Tên của bà trong tiếng Ai Cập có nghĩa là “một phụ nữ đẹp đang tới”. Bà và chồng đã sáng lập ra giáo phái Aten, tôn thờ thần Mặt trời. Ngoài ra, một số nhà sử học hoài nghi Nữ hoàng Nefertiti là mẹ của vua Tut.
Nữ hoàng Cleopatra
Nữ hoàng Cleopatra VII Philopator được mọi người biết đến với tên gọi Cleopatra, là nhà cầm quyền cuối cùng của triều đại Ptolemy và là nhà cai trị người Hy Lạp cuối cùng trên lãnh thổ Ai Cập. Vị nữ hoàng này được nhiều người biết đến với mối tình lãng mạn cùng Mark Antony.
Tây Thi
Tây Thi, đứng đầu tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, nàng được coi là biểu tượng điển hình cho sắc đẹp hồng nhan họa thủy thời phong kiến.
Tên thật la Thi Di Quang, nàng làm nghề dệt vải ở chân núi Trữ La thuộc nước Việt thời Xuân Thu.
Với sắc đẹp “trầm ngư”, Tây Thi được ghi nhận là người con gái có công lớn trong việc giúp Pham Lãi, Văn Chủng và Việt vương Câu Tiễn đánh bại vua Ngô là Phù Sai.
Tương truyền, Tây Thi đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp.
Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Tây Thi Trầm Ngư".
Điêu Thuyền
Là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ li gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác.
Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên “Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này“.
Dương Quý Phi
Dương Quý Phi là một cung phi của Đường Minh Hoàng được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc.
Trong một lần thưởng hoa, nhìn thấy Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nàng buông lời than thở: "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?".
Lời chưa dứt, lệ đã tuông rơi; nàng chạm vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ).
Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là "tu hoa".
Vương Chiêu Quân
Một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc, Vương Chiêu Quân với sắc đẹp “lạc nhạn” (làm cho chim sa) đi vào lịch sử như một biểu tượng cho sắc đẹp và tinh thần hòa bình sâu sắc.
Sự quên mình của nàng đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hòa bình suốt 60 năm giữa hai nước láng giềng Hán và Hung Nô.
Truyền thuyết "Chiêu quân xuất tái" nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương.
Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "lạc nhạn" trong câu"Trầm ngư lạc nhạn" do đó mà có.
Phryne
Là một cô gái hetaera(courtesan) nổi tiếng xinh đẹp thành Athens thời Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 4 TCN. Sắc đẹp của Phryne là hình mẫu, niềm cảm hứng sáng tác bất tận cho hội họa điêu khắc lúc bấy giờ.
Vẻ đẹp hiếm có của Phryne đã làm say đắm nhiều vương tôn quý tộc. Điều đó đem lại cho nàng một tài sản rất lớn và một đời sống khá sung túc. Điều này từng được chứng minh trong giai thoại Athenaios nhắc đến trong sự kiện Phryne từng ngỏ ý tài trợ cho việc xây dựng lại các bức tường của Thebes, đã bị phá hủy bởi Alexandros Đại đế trong năm 336 trước Công nguyên nhưng đề nghị này đã bị phía Thebes từ chối do điều kiện của nàng quá táo bạo khi yêu cầu phải khắc lên tường dòng chữ "bị phá hủy bởi Alexandros, được khôi phục bởi kỹ nữ Phryne".
Nene - Nhật Bản
Nene là một phụ nữ quý tộc ở thời đại Senguku và thời đại Edo trong lịch sử Nhật Bản. Bà nổi tiếng vì sắc đẹp, thông minh và việc bà kết hôn Toyotomi Hydeyoshi.
Bà là con gái của Sugihara Sadatoshi. Khoảng năm 1561, bà cưới Toyotomi Hydeyoshi - người sau này trở thành một trong ba người thống nhất Nhật Bản. Nene là một trong những người được Toyotomi Hydeyoshi sủng ái. Đây là cuộc hôn nhân hạnh phúc, mặc dù do cha mẹ sắp đặt và cả hai vẫn còn chưa thành niên khi kết hôn.
Nene đã được biết đến là một người phụ nữ xinh đẹp và thông minh, bà thường đưa ra lời khuyên cho Hideyoshi trong các vấn đề chính trị, quản lý. Khi Hideyoshi bãi bỏ việc miễn thuế cho cư dân sống tại các trụ sở của mình ở Nagahama nhưng sau đó bội ước, không cho dân chúng được hưởng ưu đãi thuế đặc biệt, Nene kêu gọi ông trở lại làm việc miễn trừ và ông đã làm theo. Đối với người dân Nhật Bản, Nene là hình mẫu lý tưởng về “công - dung - ngôn - hạnh”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Cột tin quảng cáo