Tên 'bạo chúa điên rồ' Nero: Giết mẹ ruột, đốt thành Rome, đá chết người vợ đang mang thai
Phụ nữ thời xưa và “mốt” tắm trắng bất chấp mọi hậu quả / Chuyện ngoại tình 'bệnh hoạn' của các hoàng hậu Trung Hoa
Nero "giả"...
Ôi! Tôi đang bị ép phải "khôi phục" lại hình ảnh cho một người đàn ông mà theo tài liệu lịch sử ghi chép lại, đã giết chết Octavia - người vợ đầu tiên của mình; đá người vợ thứ 2 - Poppaea đến chết khi cô đang mang thai.
Giết Agrippina - mẹ ruột của mình, và Britannicus - em trai mình; ép Seneca - cố vấn của mình phải tự sát; thiến một thiếu niên, và sau đó kết hôn với cậu ta; chủ mưu đốt cháy thành Rome vào năm 64 Sau CN.
Sau đó đổ tội cho các Kitô hữu (bao gồm cả Thánh Peter và Thánh Paul), những người sau đó bị chặt đầu, đóng đinh vào thập tự giá và thiêu sống trong một lễ hội của hoàng gia. Và còn rất nhiều tội ác nữa…
Villa Oplontis có thể là nơi ở của Poppaeae, người vợ thứ hai của Nero. Ông đá bà đến chết vào năm 65 Sau CN, trong khi bà đang mang thai - một hành động được xem là bằng chứng về sự điên rồ của ông.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng đó chỉ là "Nero giả". Gần như chắc chắn Thượng viện La Mã đã ra lệnh xóa bỏ ảnh hưởng của Nero vì mục đích chính trị.
Có lẽ cái chết của ông đã khiến công chúng đau buồn đến nỗi người kế vị của ông là Otho sau đó đã vội vàng đổi tiên thành Otho Nero.
Có lẽ những người dân đau buồn tiếp tục mang hoa đến ngôi mộ của ông ở Piazza del Popolo, nên khu di tích này đã bị đồn là bị ma ám cho đến năm 1099, một nhà thờ đã được xây dựng trên đó.
Người chết không thể thanh minh. Hai nhà viết tiểu sử đầu tiên của Nero - Suetonius và Tacitus, được cho là có quan hệ với Thượng viện nên đã khắc họa triều đại của ông với sự khinh miệt.
Khái niệm về sự trở lại của Nero đã được diễn tả trong văn học Kitô giáo, với lời cảnh báo của Isaiah về người Antichrist sắp tới: "Ông ta sẽ giáng trần dưới hình hài của một người đàn ông, một vị vua tội lỗi, một kẻ giết mẹ mình".
Tiếp theo đó là hàng loạt những luận điệu lên án ông: Nero của tác giả Ettore Petrolini là một kẻ điên cuồng, Nero của Ustinov là kẻ sát nhân hèn nhát...
Và theo thời gian, những điều đó không được xóa đi mà ngày càng bị quỷ hóa. Một vị vua đầy phức tạp khó hiểu nay chỉ đơn giản là một con thú.
"Ngày nay, chúng ta lên án hành vi của ông", nhà khảo cổ Marisa Ranieri Panetta nói. "Nhưng hãy nhìn vào Hoàng đế Kitô giáo vĩ đại Constantine. Ông đã ra lệnh giết con trai, người vợ thứ 2 và bố vợ của mình.
Một người được coi là thánh nhân trong khi người kia được coi là quỷ dữ. Nhìn vào Augustus, người đã hủy diệt một tầng lớp cầm quyền với những bản danh sách đen của mình.
Thành Rome đã biến thành dòng sông máu, nhưng Augustus có thể khởi động một chiến dịch tuyên truyền hiệu quả cho tất cả những việc mình đã làm. Ông ta am hiểu truyền thông. Và họ đã nói rằng Augustus thật tuyệt.
Tôi không muốn nói Nero là một vị hoàng đế vĩ đại - nhưng ông ta tốt hơn những gì người ta nói về ông, và không xấu xa hơn những người đến trước và đến sau ông".
Đại hỏa hoạn thành Rome
Ranieri Panetta là một trong những người hăng hái nhất trong việc tái thẩm định lại Nero. Nhưng không phải ai cũng đồng tình. "Sự khôi phục này dường như khá ngu ngốc đối với tôi", nhà khảo cổ học nổi tiếng người La Mã Andrea Carandini nói".
"Ví dụ, có những học giả giờ đây nghiêm túc nói rằng vụ cháy không phải là lỗi của Nero. Nhưng làm sao ông có thể xây dựng Domus Aurea mà không có vụ cháy? Hãy giải thích cho tôi. Dù có gây ra vụ cháy hay không thì chắc chắn ông ta là người được hưởng lợi từ nó".
Lời nói của Carandini nghe rất hợp lý - Nero được hưởng lợi từ vụ cháy, do đó đã gây ra nó. Vụ Đại hỏa hoạn đã phá hủy 10 trên 14 khu vực của Rome là trung tâm trong những giai thoại về Nero.
"Ngay cả Tacitus, người tích cực tố cáo Nero, đã viết rằng không ai biết vụ cháy thành Rome là do cố ý hay vô ý", Ranieri Panetta phản bác. "Rome trong thời của Nero có những con đường rất hẹp" và đầy những tòa nhà cao tầng bằng gỗ.
"Lửa được dùng để chiếu sáng, nấu nướng và sưởi ấm. Hậu quả là trong triều đại của hầu hết các hoàng đế đều xảy ra những vụ cháy lớn".
Vụ cháy cũng xảy ra khi Nero không có mặt ở Rome mà ở Antium, nơi ông sinh ra, nay là Anzio.
Tại một thời điểm nào đó của vụ cháy, ông ta đã quay trở lại Rome, và có vẻ như Nero đã chơi một nhạc cụ có dây gọi là kithara, tài liệu đầu tiên cáo buộc ông đã làm như vậy khi xem ngọn lửa thiêu rụi thành phố, được viết bởi Cassius Dio một thế kỷ rưỡi sau sự kiện.
Tacitus, người đã sống trong thời đại Nero cầm quyền, đã viết rằng vị hoàng đế sau đó đã ra lệnh che chở cho những người vô gia cư, cung cấp những khoản ưu đãi tiền mặt cho những ai có thể nhanh chóng xây dựng lại thành phố, ban hành và thực thi các luật an toàn cháy nổ…
"Còn gì tệ hơn Nero?" Martial, nhà thơ sống trong thời đại của Nero, đã viết. Nhưng trong dòng tiếp theo, ông viết: "Điều gì tốt hơn những nhà tắm của Nero?"
(Còn tiếp)
"Tác phẩm để đời" của tên bạo chúa tàn ác nhất lịch sử, giết cả mẹ lẫn 2 người vợ phần 1 (CHI TIẾT)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói