9 thiếu niên anh hùng làm rạng danh sử Việt
Bóp nát quả cam vua ban tặng vì không được dự hội nghị bàn kế đánh giặc, bắn chết mật thám Pháp để bảo vệ đồng đội là những điển tích về thiếu niên anh hùng nước Việt
Cua định giành hang với tôm tít, ngờ đâu nhận cú đấm như đạn bay khiến nó gãy cả càng / Những khoảnh khắc ấn tượng cho thấy thế giới đại dương đầy thú vị
Lý Nhân Tông: Ông tên thật là Lý Càn Đức (1066-1128), con trai đầu của vua Lý Nhân Tông. Lên ngôi khi mới 7 tuổi, dưới sự nhiếp chính của mẹ (Nguyên phi Ỷ Lan), Lý Nhân Tông không ngừng hoàn thiện bản thân, trở thành minh quân. Dưới thời trị vì của Lý Nhân Tông, triều đình cho thành lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mở kỳ thi Nho học đầu tiên, đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075, 1077 cùng nhiều thành tựu kinh bang tế thế khác. |
Trần Quốc Toản: Câu chuyện về thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản đã trở thành cảm hứng thi ca, tấm gương sáng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên người Việt noi theo. Không được vua Trần cho dự hội nghị bàn kế đánh giặc ở bến Bình Than vì còn quá nhỏ, với tinh thần yêu nước sôi sục, Trần Quốc Toản về nhà, tụ tập gia nô, xung phong ra trận, giết giặc lập công. Câu chuyện về lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” đã trở thành một trong những hình ảnh điển hình về tinh thần yêu nước của người Việt. |
Nguyễn Hiền chính là trạng nguyên trẻ nhất trong nghìn năm khoa bảng nước nhà. Tại kỳ thi năm 1247 thời vua Trần Thái Tông, Nguyễn Hiền (1234-1256)đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Vua Trần Thái Tông cho Nguyễn Hiền về quê tu dưỡng thêm 3 năm vì còn quá nhỏ. Về sau, trạng nguyên trẻ tuổi làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Tiếc rằng, cái chết ở tuổi 22 của Nguyễn Hiền khiến nước ta mất đi một nhân tài khoa bảng. |
Lê Thái Tông: Lên ngôi khi mới 11 tuổi, Lê Thái Tông nắm quyền điều hành chính sự. Trong thời gian trị vì, ông đã ổn định xã hội, nghiêm trị tham ô, hoàn thiện hệ thống nghi thức, lễ nhạc của triều đình, tăng cường chỉnh đốn quân đội, chấn hưng giáo dục. Đại Việt dưới thời trị vì của ông được đánh giá cường thịnh, như chính câu ca dao xuất hiện trong dân gian: "Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn". |
Lê Nhân Tông: Sau cái chết bất ngờ của vua Lê Thái Tông năm 1442, Lê Nhân Tông được triều thần tôn làm vua, khi mới hơn 1 tuổi. 10 năm đầu được mẹ nhiếp chính, sau đó, vua tự điều hành chính sự khi chỉ mới hơn 10 tuổi. Giống như vua cha, Lê Nhân Tông tiếp tục xây dựng đất nước cường thịnh như thời vua Thái Tổ, Thái Tông. |
Duy Tân: Vua có tên thật Nguyễn Phúc Vĩnh San (1900-1945). Khi đồng ý để ông lên ngôi, người Pháp hy vọng vua 7 tuổi như Duy Tân sẽ giúp chúng dễ bề thao túng triều chính. Thế nhưng, vua Duy Tân sớm bộc lộ tinh thần yêu nước và quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập. Hiếm có vị vua nào như Duy Tân, dám từ bỏ ngôi báu để dấn thân vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau này, khi bị thực dân Pháp phế truất, vua chỉ cười mỉa mai khinh bỉ, rời bỏ ngai vàng không hề tiếc nuối. |
Lý Tự Trọng: Anh hùng Lý Tự Trọng (1914-1931) quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi. Sau sự kiện này, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình khi mới 17 tuổi. Trước khi ra đi, anh để lại câu nói lưu danh muôn đời: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là cách mạng, không thể là con đường nào khác”. |
Kim Đồng: Anh tên thật là Nông Văn Dền (1929-1943), người dân tộc Nùng, quê ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Năm 12 tuổi, Kim Đồng tham gia hoạt động cách mạng, làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc năm 1943, khi cán bộ đang họp, anh phát hiện quân Pháp, Kim Đồng đã đánh lạc hướng để các bạn mình đưa bộ đội về căn cứ an toàn. Khi chạy qua suối, quân Pháp đã nổ súng. Kim Đồng hy sinh bên suối Lênin (Cao Bằng), khi vừa tròn 14 tuổi. |
Võ Thị Sáu: "Người con gái trẻ măng / Giặc đem ra bãi bắn / Đi giữa hai hàng lính / Vẫn ung dung mỉm cười / Ngắt một đóa hoa tuơi / Chị cài lên mái tóc...". Những câu thơ đó đã phần nào minh họa được chân dung của anh hùng Võ Thị Sáu (1933-1952) - người con gái đã hy sinh thân mình, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo