Acephali: Bộ tộc không đầu kỳ dị thời Hy Lạp cổ đại, ai nhìn cũng khiếp vía
Nhật Bản: 'Truyền thuyết' về con cá Koi già nhất thế giới, sống hơn 2 thế kỷ / Truyền thuyết quái vật thằn lằn ở đầm lầy Hoa Kỳ
1. Những người không đầu
Theo truyền thuyết, Acephali từng là những người bình thường với đầy đủ bộ phận trên cơ thể, nhưng sau một cuộc chạm trán khủng khiếp với các vị thần họ bị chặt đầu vĩnh viễn. Acephali được gọi bằng những cái tên như:
Akephaloi: Người không đầu.
Blemmyes (Blemmyae): Một bộ lạc có thật tên là Beja, tồn tài ít nhất vào năm 600 TCN đến thế kỷ thứ 3 SCN tại Nubia (châu Phi). Bộ lạc được người La Mã nhắc đến với những cuộc tấn công quấy nhiễu tại biên giới phía nam của đế chế, khiến hoàng đế Diocletian phải thuê lính Nobatae từ các ốc đảo ở sa mạc phía Tây để bảo vệ Aswan. Sau đó, người Blemmyes bị hư cấu thành chủng tộc không đầu Acephali.
Ephiphagi: Một tên gọi biến thể khác dành cho những người không đầu ở Brisone, thỉnh thoảng được dùng để nói về giống người có mắt ở vai Acephali.
2. Vén màn bí ẩn người không đầu
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải về người Acephali. Đầu tiên là giải thích của Joseph-Francois Lafitau – một nhà dân tộc học kiếm tự nhiên học người Pháp sống ở thế kỷ 18. Ông khẳng định rằng giống người "acephalous" xuất hiện ở Bắc Mỹ, họ chỉ có một đặc điểm của bản địa là phần đầu rút sâu vào giữa hai vai. Ông cho rằng các ghi nhận về đặc điểm "không đầu" ở "Đông Ấn" do những tác giả cổ đại ghi chép lại cho thấy đã có người cùng nguồn gen di cư từ châu Á đến Bắc Mỹ và sinh sống ở đó.
Một số nhà văn lại đặt ra giả thuyết vóc dáng của người Blemmyes có thể là do họ nâng được phần vai lên cao bất thường trong khi cổ rụt thấp. Một giả thuyết khác cũng được xem xét, đó là các chiến binh người Blemmyes đã sử dụng chiến thuật giữ đầu cúi sát vào ngực khi hành quân (di chuyển trong khi ngồi xổm bó gối). Hoặc đơn giản hơn là một sự nhầm lẫn do phong tục trang trí những chiếc khiên bằng hình khuôn mặt người gây ra.
3. Người không đầu đã được nhắc đến từ rất lâu
Dù Acapheli có thể là một cái tên lạ lẫm với nhiều người, nhưng Blemmyes lại từng xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm văn học ở phương Tây từ thời Trung Cổ cho đến nay. Tiêu biểu có thể kể đến:
Nhà văn Lewis Caroll (tác giả của Alice in the Wonderland) đã sáng tạo ra một số nhân vật rựa trên các đồ vật trong nhà thờ Ripon – nơi cha ông làm việc, và người Blemmyes đã truyền cảm hứng cho nhân vật Humpty Dumpty của ông.
Trong tác phẩm Baudolino của nhà văn Ý Umberto Eco, nhân vật chính đã có cuộc gặp gỡ với người Blemmyes cùng với Sciapod (Monopod – một giống người lùn trong thần thoại chỉ có một chân to ở giữa cơ thể) và một số quái vật từ thời Trung Cổ trong chuyến đi tìm Prester John của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất