Ai Cập phát hiện ngôi đền cổ từ thời vương triều Ptolemaic
Thực vật trên Trái Đất thích nghi với biến đổi khí hậu như thế nào? / Hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm tuổi tại Campuchia
Thông báo của Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết, cấu trúc của khu vực nơi ngôi đền này tồn tại được tình cờ phát hiện khi các máy xúc đang thi công đường ống nước thải cho ngôi làng Kom Ashqaw ở thành phố Tama, phía Bắc tỉnh Sohag.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được các bức tường và góc Tây Bắc của khu đền, khắc họa nhiều ký tự Hapi, bên cạnh vị thần sông Nile của người Ai Cập cổ đại cùng quá trình hiến tế được bao quanh bởi chim và hoa.

Phần còn lại của ngôi đền. (Nguồn: egypttoday.com)
Giới khảo cổ Ai Cập hiện đang tích cực phục hồi những phần còn lại của ngôi đền ở bờ Tây sông Nile.
Đây là khám phá mới nhất trong hàng loạt phát hiện khảo cổ tại Ai Cập trong năm 2019.
Một số phát hiện quan trọng như 8 xác ướp dưới thời vương triều Ptolemy được bọc trong những chiếc quách tinh xảo tại nghĩa địa Dahshur; tượng nhân sư bằng đá tại Kom Ombo; ngôi đền ven sông thờ thần cá sấu Sobek gần tỉnh Aswan và lăng mộ cổ 4.400 năm tuổi tại khu vực khảo cổ Saqqara.
Ptolemy IV Philopator là pharaoh cai trị Ai Cập trong khoảng từ năm 221 trước Công nguyên đến 204 trước Công nguyên.
Các tài liệu cổ xưa cho biết vị pharaoh này đam mê các công trình nghệ thuật và từng chế tạo một chiếc tàu lớn nhất thời kỳ Ai Cập cổ đại, với 40 hàng mái chèo và có sức chứa hơn 4.000 người./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Chó hoang 'cù nhầy' với báo hoa mai và phải trả giá bằng cả tính mạng
Loài cây cảnh tự nhiên quý hiếm bậc nhất trên thế giới: Hiện chỉ có duy nhất tại Việt Nam
"Quái vật bất tử" tiết lộ 3 nơi ngoài Trái Đất có thể nuôi dưỡng sự sống
Phát hiện rùng rợn trong “Hang Máu” của người Maya: Hộp sọ bị chặt, có thể phục vụ cho nghi lễ cầu mưa cổ xưa
CLIP: Bò rừng mẹ bất lực nhìn gấu dữ ăn thịt con non
CLIP: Cá sấu quyết 'đồng quy vu tận' với trăn Nam Mỹ khổng lồ