Ai đã đặt tên cho Trái Đất?
Vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên ở những nơi xa xôi nhất trên Trái đất / Một trong những hồ nước lớn nhất Trái Đất đang "teo nhỏ" nghiêm trọng
Ngôi nhà của chúng ta, hành tinh Trái Đất, là một nơi tuyệt vời với một lịch sử phong phú, phức tạp. Điều này có thể dẫn đến việc sinh ra rất nhiều lỗ hổng về kiến thức sẽ mất dần theo thời gian, bao gồm nhiều tên gọi khác nhau về hành tinh của chúng ta trong quá khứ. Mặc dù chúng ta không biết chính xác ai là người đầu tiên đặt ra cái tên "Trái Đất" và gán nó cho hành tinh của chúng ta, nhưng các nhà sử học đã có thể sử dụng ngôn ngữ học để nghiên cứu nguồn gốc của thuật ngữ này, theo Live Science.
Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương đều bắt đầu là tên riêng của các vị thần cổ đại, "Trái Đất" thì không.
Theo World Atlas, cách viết hiện đại của từ Trái Đất được ước tính đã tồn tại ít nhất 1.000 năm. Nhưng đây không phải là cách viết ban đầu. "Earth" thực tế là một từ bắt nguồn từ gốc Ấn-Âu. Trong tiếng Đức, từ này trở thành từ "Ertho", và trong tiếng Anh cổ trở thành từ "Eorthe". Theo Science Focus, cùng với sự tiến hóa của ngôn ngữ, những từ này sau đó đã trở thành "Erde" và "Earth" trong tiếng Đức và tiếng Anh hiện đại. Các thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả hành tinh của chúng ta cũng có quá trình tiến hóa giống như vậy - các nhà ngôn ngữ học tìm thấy nhiều bằng chứng nhắc tới Trái Đất trong tiếng Old Saxon với "Ertha", hay "Erthe" trong tiếng người Frisian cổ, "Eretz" (ארץ) trong tiếng Do Thái... cũng được ghi lại trong các văn bản cổ xưa.
Tuy nhiên, không một ai biết khi nào con người bắt đầu sử dụng những từ như "Earth" hoặc "Erde" để chỉ toàn bộ hành tinh của chúng ta.
Tiếng Latinh được sử dụng để làm cơ sở cho một số thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả Trái Đất!
Một số tài liệu cho rằng tên gọi Trái Đất đã có từ hàng nghìn năm. Tuy nhiên trên thực tế, nó có thể còn bắt nguồn từ xa xôi hơn. Một số giả thuyết cho rằng tên gọi "Trái Đất" có thể bắt nguồn từ thời nguyên thủy, khi tổ tiên của chúng ta quyết định đặt tên cho "ngôi nhà" của mình là Đất - vì theo họ, Đất là nơi sự sống bắt đầu và kết thúc.
Trong khi từ Trái Đất có thể xuất phát từ các nguồn tiếng Anh và Đức, thì những từ khác mà chúng ta sử dụng để mô tả hành tinh Trái Đất chủ yếu đến từ tiếng Latinh. Ví dụ, từ tiếng Latinh - terra có nghĩa là đất, và được sử dụng làm cơ sở trong các từ tiếng Anh như terrestrial và subterranean, theo Live Science. Các thuật ngữ như quỹ đạo, được sử dụng để mô tả con đường mà Trái Đất và các hành tinh khác đi quanh Mặt Trời, cũng xuất phát từ tiếng Latinh. Trong tiếng Latinh, orbita có nghĩa là đường đi.
Không giống như các hành tinh khác, không có từ nào để mô tả hành tinh Trái Đất xuất phát từ thần thoại Hy Lạp hoặc La Mã, theo World Atlas. Điều này làm cho Trái Đất nổi bật hơn so với phần còn lại của Hệ Mặt Trời theo một cách độc đáo. Ngay cả các hành tinh lùn trong Hệ Mặt Trời của chúng ta cũng được đặt tên theo các sinh vật thần thoại, chẳng hạn như Makemake, một hành tinh lùn quay quanh Sao Hải Vương trong quá khứ, được đặt theo tên của thần sinh sản Rapanui, theo NASA.
Tên của các hành tinh hầu hết đều được lấy cảm hứng từ thần thoại
Cũng có giả thuyết cho rằng không ai thực sự đặt tên cho Trái Đất, mà họ chỉ nói về việc di chuyển trên mặt đất mà thôi. Thế rồi dần theo thời gian, khi các khái niệm về hành tinh được hình thành, nơi chúng ta sinh sống được chuyển từ "mặt đất" thành "Trái Đất". "Mọi người từng nói về việc họ đứng trên 'mặt đất' trước khi nhận thức được rằng Trái Đất là một hành tinh giống như những hành tinh khác", Mark Shainblum, GS tại Đại học Concordia, Canada cho biết.
Thực tế là tên Trái Đất không xuất phát từ thần thoại, trong khi đó tất cả tên của các hành tinh khác đều bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp và La Mã. Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ đều có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm và do đó các nhà thiên văn học thời kỳ đầu có thể đã gán cho chúng những cái tên trong thần thoại.
Theo lịch sử , người La Mã đặt tên các hành tinh theo tên các vị thần và nữ thần của họ, dựa trên các đặc điểm có thể quan sát được từ Trái Đất, chẳng hạn như màu đỏ của Sao Hỏa và độ sáng của Sao Kim.
Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương thì khác, chúng không thể quan sát bằng mắt thường, và chỉ với việc sử dụng kính thiên văn ở thời gian sau đó, nhân loại mới có thể nhìn thấy chúng. Mặc dù vậy, các nhà thiên văn học hiện đại vẫn quyết định đặt tên chúng theo tên các vị thần trong thần thoại. Ví dụ, Sao Thiên Vương được đặt tên vào năm 1783 - nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode đã đặt tên cho hành tinh này là "Uranus" (theo tên một vị thần Hy Lạp). Trong khi đó, theo NASA , Sao Hải Vương được đặt theo tên của thần biển La Mã, vì màu xanh lam đậm của nó. Hay Sao Diêm Vương (Pluto) không còn được coi là một hành tinh, chúng ta biết rằng cô bé 11 tuổi Venetia Burney đã đặt tên cho nó vào năm 1930.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?