Ai đi vào Dưỡng Tâm điện trong Cố cung cũng có cảm giác lạnh lẽo rùng mình, bí mật nằm dưới lớp gạch lát sàn
Phóng to 3 lần bức tranh kỳ lạ vẽ 3 ông lão trong Bảo tàng Cố cung, ai cũng chột dạ vì điểm này / Vừa về thăm Cố Cung, Phổ Nghi liền lao tới ngai vàng tìm lại "kho báu" yêu quý: Đó là gì?
Là nơi ở của Hoàng đế, Tử Cấm Thành ở Trung Quốc có rất nhiều tòa cung điện mang tính biểu tượng. Dưỡng Tâm điện có lẽ là quen thuộc nhất, vì đây là nơi Hoàng đế nghỉ ngơi, chiếm diện tích rất lớn.
Mà cái tên "Dưỡng Tâm" có nguồn gốc từ ghi chép trong “Mạnh Tử”: “Dưỡng tâm chớ giỏi quả dục” (tạm dịch), ý nói Hoàng đế giảm bớt dục vọng của bản thân, suy nghĩ nhiều hơn cho đất nước.
Phía trước Dưỡng Tâm điện trong Cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc)
Ở thời hiện đại, Cố cung mở cửa cho khách tham quan, để hậu nhân có thể nhìn ngắm chút vết tích của lịch sử xưa cũ, nơi có hàng nghìn người cùng chung sống với nhiều cấp bậc, địa vị khác nhau. Một đặc điểm mà nhiều người khi đi qua Dưỡng Tâm điện, đó là cung điện này luôn ở trong tình trạng lạnh lẽo, thậm chí có phần rùng mình dựng tóc gáy.
Do không khí xung quanh Dưỡng Tâm điện có độ ẩm cao và lạnh lẽo, cộng thêm đặc điểm kiến trúc gỗ nên nơi đây là cung điện phải được tu sửa nhiều nhất Cố cung vì trường hợp gỗ mục rữa xảy ra nhanh hơn những cung điện khác. Thế nhưng trong quá trình sửa chữa, chuyên gia cũng không phát hiện ra điểm nào không đúng để giải thích vì sao cung điện này luôn lạnh như vậy.
Theo các ghi chép của chuyên gia về Cố cung, nhiệt độ ở Dưỡng Tâm điện không giống với những cung điện khác, song vẫn không hiểu lý do là gì.
Dưỡng Tâm điện là nơi làm việc và nghỉ ngơi của Hoàng đế thời Minh và Thanh
Được biết, khí hậu của Bắc Kinh thuộc loại khu vực khô và nóng, bình thường trong cung điện cũng sẽ cảm thấy ngột ngạt. Toàn bộ Cố cung được xây dựng bằng vật liệu gỗ, vào mùa hanh khô trong năm rất dễ bắt lửa. Đặc biệt là vào năm Vạn Lịch, Tử Cấm Thành đã có nhiều vụ cháy, phải xây dựng tu bổ lại không biết bao nhiêu lần.
Dưỡng Tâm điện luôn là nơi nghỉ ngơi và làm việc của Hoàng đế, chỉ riêng thời nhà Thanh đã có tám vị Hoàng đế sinh sống ở đây. Tất cả mọi thứ bên trong có thể nói là tốt nhất và xa hoa nhất Cố cung.
Làm nơi ở, cho dù là nhà người bình thường cũng sẽ không để phòng ốc lạnh lẽo như vậy, vừa không tốt cho sức khỏe vừa ảnh hưởng đến phong thủy theo quan niệm của người xưa. Vậy tại sao Dưỡng Tâm điện lại lạnh lẽo đến thế?
Để tìm ra chân tướng, chuyên gia cố ý mở gạch lát sàn trong Dưỡng Tâm điện ra. Sau đó, họ đã bị cảnh tượng trước mắt làm cho “rùng mình”. Vậy chính xác thì họ đã thấy gì?
Các chuyên gia phát hiện dưới lớp gạch lát có rất nhiều rãnh đan xen, trong những rãnh này còn có rất nhiều nước. Nói chính xác hơn thì đây chính là hệ thống "ống dẫn nước" của người thời bấy giờ.
Từ đó chuyện gia mới vỡ lẽ là bởi vì những đường rãnh này không ngừng hấp thu nhiệt lượng phía trên, nên mới khiến không khí trong Dưỡng Tâm điện mát mẻ, thậm chí còn lạnh lẽo và ẩm ướt.
Kết hợp với các tài liệu nghiên cứu và thông tin lịch sử, các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng những đường rãnh nước dưới lòng đất Dưỡng Tâm điện hoạt động như hệ thống sưởi sàn, giúp điều chỉnh nhiệt độ trong gian phòng sinh hoạt của Hoàng đế.
Bắc Kinh mùa hè khô nóng, mùa đông lạnh lẽo. Để Hoàng đế cảm thấy thoải mái, người xưa lắp đặt nhiều đường rãnh nước bên dưới, mùa hè dẫn nước đi qua để hấp thu nhiệt lượng, làm mát không khí, giúp Dưỡng Tâm điện luôn ở trong tình trạng thông thoáng, mát mẻ. Vào mùa đông có nhóm hạ nhân chuyên đun sôi nước nóng, liên tục đổ vào các đường rãnh, làm ấm không gian phía trên.
Vậy tại sao người xây dựng Tử Cấm Thành không thiết kế hệ thống này cho toàn bộ cung điện để làm mát sưởi ấm và giảm thiểu trường hợp hỏa hoạn?
Các chuyên gia suy đoán vì hệ thống rãnh nước này làm rất cầu kỳ và mất thời gian, ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc phía trên, nên chỉ ưu tiên chỗ ở của Hoàng đế. Về công năng điều hòa nhiệt độ thì trong cung có những phương pháp khác ít tốn kém hơn như hầm trữ băng dùng cho mùa hè, lư hương sưởi ấm dùng cho mùa đông…
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'