Khám phá

AI giúp các nhà khoa học khám phá cụm 250 ngôi sao

Các nhà vật lý thiên văn đã sử dụng AI để khám phá 250 ngôi sao mới trong dải Ngân hà nhưng được sinh ra bên ngoài thiên hà.

Có tới 6 tỷ 'Trái Đất' đang lưu lạc ngoài không gian / 14 địa điểm chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất từ biến đổi khí hậu

Dải Ngân hà nhìn từ trái đất. Ảnh: Macro Monster.

Dải Ngân hà nhìn từ trái đất. Ảnh: Macro Monster.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Nature Astronomy trong tuần này.

Nhà nghiên cứu Calina Lina Necib đã đặt tên cho cụm sao mới là Nyx (Ban đêm), theo tên của một nữ thần Hy Lạp. Nữ tiến sĩ Necib nghi ngờ các ngôi sao là tàn dư của một thiên hà lùn đã hợp nhất với dải Ngân hà trước đây.

Để phát triển AI, Tiến sĩ Necib và nhóm của cô lần đầu tiên theo dõi các ngôi sao trên một thiên hà mô phỏng do dự án Phản hồi trong môi trường thực tế (FIRE) tạo ra. Họ gắn nhãn các ngôi sao được sinh ra trong thiên hàhoặc được hình thành thông qua các vụ sáp nhập thiên hà.

Những nhãn này đã được sử dụng để đào tạo một mô hình học tập sâu giúp phát hiện ra nơi một ngôi sao được sinh ra.

 

Sau đó, họ đã áp dụng mô hình này vào dữ liệu do vệ tinh Gaia thu thập, được đưa ra vào năm 2013 để tạo ra bản đồ 3D chi tiết khoảng 1 tỷ ngôi sao.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xem mô hình có thể phát hiện ra các đặc điểm đã biết trong dữ liệu hay không, chẳng hạn như vụ một thiên hà lùn đã đập vào dải Ngân hà hàng tỷ năm trước. Vụ va chạm đã xé toạc thiên hà lùn ra và rải các ngôi sao của nó thành hình xúc xích.

AI không chỉ phát hiện ra các ngôi sao hình dạng xúc xích đã được chứng minh trước đây, mà nó còn tìm thấy cụm sao mới gồm 250 ngôi sao.

Sau khi xác nhận rằng cụm các ngôi sao này chưa bao giờ được phát hiện, Tiến sĩ Necib đã đặt tên cho nó và có kế hoạch khám phá thêm về Nyx để cố gắng tìm ra chính xác nơi các ngôi sao được sinh ra.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm