Ai mới là tác giả thực sự của ‘Không thành kế’?
Điểm danh những loài hoa đẹp vô thực nhưng chứa chất độc nguy hiểm, Việt Nam có 1 loài hoa rất phổ biến / Vén màn bí mật dưới những lớp áo giáp giấy thời xưa của Trung Quốc có thể chống được tên bay đạn bắn
Bối cảnh lịch sử của “Không thành kế” – Gia Cát Lượng
Năm 228, Gia Cát Lượng mang quân đánh Ngụy lần thứ nhất. Ngụy Minh Đế Tào Tuấn sai Tư Mã Ý và Trương Cáp mang quân ra địch. Để đối địch với danh tướng Trương Cáp, Gia Cát Lượng chọn Mã Tốc, người chưa từng có kinh nghiệm trận mạc, làm tiên phong.
Mã Tốc được lệnh cùng Vương Bình cầm quân khẩn cấp ra trấn thủ Nhai Đình. Nhai Đình nằm ở khoảng giữa sông Vị và núi Mạch Tích Nay là đông bắc huyện Thiên Thủy, Cam Túc, đó là con đường huyết mạch để đi từ Thiểm Tây và Lũng Hữu. Đây là vùng trọng yếu chiến lược. Trước khi đi, Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt dặn dò Mã Tốc phải đóng quân giữa đường và giữ lấy nguồn nước như thế mới cố thủ được.
Tuy vậy Mã Tốc là con người chỉ biết bày binh bố trận trên sa bàn, Lưu Bị khi còn sống cũng lưu ý đến chuyện này. Nhất là khi Mã Tốc đưa ra kiến nghị đúng đắn trong cuộc Nam tiến vì vậy Lượng lại càng tin tưởng Tốc hơn. Vì vậy trong cuộc chinh phạt này, Gia Cát Lượng giao trọng trách tướng tiên phong cho Mã Tốc.
Không ngờ khi đến Nhai Đình, Mã Tốc lại làm ngược lại với phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng. Mã Tốc không đóng quân ở nơi đường cài, gần sông là chỗ có nước cho quân dùng, mà mang 2 vạn quân trấn giữ trên núi với phương án "Trên núi đánh xuống, thế như chẻ tre". Vương Bình nhiều lần phản đối, nhưng Mã Tắc không nghe cuối cùng đành xin Mã Tốccho 5000 người ngựa ra đóng trại dưới chân núi.
Trương Cáp theo sự chỉ đạo của Tư Mã Ý đã mang quân vây trại của Mã Tốctrên núi, rồi cắt đứt đường nước. Quân Thục thiếu nước, hoảng loạn. Trương Cáp dồn sức tấn công phá tan Mã Tốc. Cánh quân Mã Tốc bỏ chạy tán loạn. Nhai Đình thất thủ.
Sau khi Mã Tốc để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng về Tây thành, trong thành khoảng 2000 quan văn, cùng Quan Hưng vào 500 lính kị mã. Tư Mã Ý mang 15 vạn đại quân đuổi đến nơi, ông không những không triển khai quân đối phó mà còn mở cổng thành, có ý mời quan quân Tư Mã Ý vào thành. Còn mình thì ngồi trên thành, gẩy đàn rất bình thản.
Tư Mã Ý đến nơi, thấy vậy liền sinh nghi, không dám tiến vào thành vì sợ trong thành có bẫy. Tư Mã Ý nghe tiếng đàn của Gia Cát Lượng, thấy được sự bình thản trong con người ông, càng thêm lo sợ và quyết định rút lui. Sau đó Quan Hưng cùng 500 lính phục kích hò reo làm cho Tư Mã Ý sợ có nghi binh nên bỏ chạy.
Sau này khi biết được trong thành chỉ có vài trăm binh sĩ già yếu, mà một mình Gia Cát Lượng có thể đẩy lui được đại quân của mình, Tư Mã Ý rất khâm phục và cho rằng mình còn kém tài ông rất nhiều. Tam Quốc diễn nghĩa có bài thơ khen Khổng Minh rằng:
Gảy đàn ba tấc thắng quân hùng
Gia Cát Tây thành đuổi giặc hung
Hơn chục vạn quân lo tháo chạy
Thổ dân chỉ điểm ở nơi cùng.
Tác giả thực sự của “Không thành kế”
Cho đến thời điểm hiện tại, điển tích “Không thành kế” vẫn được dân gian coi là tuyệt kết của Khổng Minh Gia Cát Lượng, là đỉnh cao của nghệ thuật dùng binh “lấy ít địch nhiều”. Nhưng nếu như trong lần Bắc phạt lần thứ nhất, Mã Tốc để mất Nhai Đình đẩy đại quân Hán Thục vào thế nguy khốn là có thật thì sự kiện “Không Thành kế”, trong cuộc đối đầu giữa Khổng Minh và Tư Mã Ý hoàn toàn là do La Quán Trung hư cấu trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa.
Sử sách Trung Quốc có ghi chép về “Không thành kế” nhưng tác giả không phải là Khổng Minh và sự kiện có thật này cũng diễn ra sau thời Tam Quốc tới 200 năm. Chính xác, "Không thành kế" trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều.
Năm 430, Tống Văn đế sai Đáo Ngạn Chi mang quân bắc phạt. Tháng 7 quân Tống tới Tu Xương, Quân Ngụy ở 4 thành Cao Ngao, Hoạt Đài, Hổ Lao và Kim Dung ít quân nên chủ động rút lui. Ngạn Chi thu 4 trấn rồi tiến đến bến Linh Xương và chia quân tiến sang Đồng Quan phía tây.
Tháng 10 cùng năm, Bắc Ngụy ra quân phản công, nhanh chóng lấy lại được Lạc Dương và Hổ Lao. Tháng 11, Tống Văn Đế lại sai Đàn Đạo Tế đi tiếp ứng. Nhưng viện binh của Đàn Đạo Tế chưa đến nơi thì Đáo Ngạn Chi đã bị mất 2 thành nên hoảng sợ, hạ lệnh đốt thuyền, bỏ giáp nặng rút về Bành Thành.
Quân Ngụy đuổi theo đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy. Tiêu Thừa Chi trong lúc nguy cấp bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành. Nhờ vậy Tiêu Thừa Chi giữ thành được an toàn.
Các nhà sử học Trung Quốc cho rằng chính mưu kế này của Tiêu Thừa Chi gợi ý cho La Quán Trung ghép vào chuyện không thành kế của Gia Cát Lượng lừa Tư Mã Ý lúc ra Kỳ Sơn trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, còn trong những cuộc đối đầu giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không hề tồn tại sự kiện này.
Tiêu Thừa Chi là nhân vật không hề tầm thường trong giai đoạn Nam Bắc Triều. Ông là một danh tướng nhà Lưu Tống, góp nhiều công lớn trong các chiến dịch chống Bắc Ngụy, từng được phong làm “Tấn hưng huyện ngũ đẳng nam”.
Tiêu Thừa Chi chính là cha ruột của Tiêu Đạo Thành, Nam Tề Cao Đế, Hoàng đế sáng lập nên triều đại Nam Tề (479-502) thời Nam – Bắc Triều của lịch sử Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?