Albatrosses: Loài chim bay lớn nhất thế giới
Cặp chim 'song sinh' nhưng sống cách nhau hơn 30 triệu năm / Hóa thạch 90 triệu năm tuổi của một loài chim giúp dự đoán biến đổi khí hậu
Albatrosses là loài chim hải âu có kích thước khổng lồ với sải cánh dài tới 3,4m. Chúng thậm chí còn lớn hơn cả những con kền kền khoang cổ nổi tiếng ở California (Mỹ). Chim Albatrosses sống ở hầu hết các đại dương trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở Nam Đại Dương và phía Bắc Thái Bình Dương, theo từ điển bách khoa toàn thư Britannica.
Thay vì vỗ cánh liên tục, Albatrosses có khả năng di chuyển quãng đường hàng nghìn km bằng cách giữ đôi cánh luôn mở rộng để không khí xung quanh tạo ra lực nâng, tương tự như cánh của máy bay. Một chiếc máy bay tạo ra lực đẩy không khí nhờ động cơ, trong khi chim Albatrosses tận dụng các luồng gió trên cao.
“Với sức gió gần như không đổi trong môi trường sống của chúng – chủ yếu nằm ở vĩ độ từ 40 đến 50 – chim Albatrosses chỉ cần dang rộng đôi cánh và lướt đi, Andrea Angel, Giám đốc Lực lượng Đặc nhiệm Albatrosses (ATF) tại Nam Phi, một tổ chức phi chính phủ chuyên bảo tồn chim, cho biết. Những con chim có khả năng thay đổi góc của đôi cánh so với luồng gió để tối đa hóa lực nâng được tạo ra. Một chim Albatrosses có thể bay trên bầu trời trong nhiều tháng mà không cần hạ cánh xuống đất liền. Chúng chỉ chạm xuống mặt nước trong lúc tìm kiếm con mồi, bao gồm mực và cá.
Angel nhận định, nhiều khả năng chim Albatrosses ngủ khi đang bay. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications vào năm 2016, chim frigate – họ hàng xa của chim Albatrosses – có nhiều giấc ngủ ngắn kéo dài vài giây trong khi bay. Điều này gợi ý rằng các loài chim biển di cư đường dài khác cũng tận dụng khoảng thời gian bay trên bầu trời để ngủ và thư giãn.
Chim Albatrosses có tuổi thọ khá dài. Năm 1956, các nhà khoa học gắn chip theo dõi một cá thể chim Albatrosses trưởng thành tại đảo san hô vòng Midway ở phía Bắc Thái Bình Dương. Họ đặt tên cho nó là Wisdom. Tính đến nay, Wisdom đã hơn 66 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và sinh con bình thường. “Tại đảo san hô vòng Midway, có nhiều cá thể chim Albatrosses trẻ hơn Wisdom khoảng vài tuổi. Do đó, Wisdom không phải là trường hợp ngoại lệ”, Breck Tyler, giảng viên tại Đại học California, Santa Cruz (Mỹ), cho biết.
Mặc dù Albatrosses là loài chim biển nhưng khả năng lặn của chúng không giỏi. Chúng chỉ có thể lặn xuống độ sâu khoảng 0,6m đến 1m. Tuy nhiên, dựa trên việc phân tích chế độ ăn uống của chim Albatrosses, các nhà khoa học phát hiện chúng ăn những con mực sống ở độ sâu lớn hơn. “Nhiều khả năng chúng đợi những con mực bơi lên sát mặt nước rồi tấn công hoặc ăn những phần cơ thể mực do cá voi nôn ra”, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Antarctic Science vào năm 1994.
Sau bữa ăn, chim Albatrosses sẽ rửa sạch miệng bằng một ít nước biển. Tất cả các loài chim biển đều có một tuyến trên mắt có chức năng như một quả thận thu nhỏ, cho phép chúng uống nước muối và bài tiết nó qua đầu mỏ.
Bởi vì một con chim Albatrosses cái sẽ sống chung thủy với một con đực cho đến cuối đời nên chúng còn được mệnh danh là loài chim lãng mạn nhất. Chim Albatrosses tuyển chọn bạn tình rất kỹ lưỡng. “Một con chim đực cần phải luyện tập khoảng 24 điệu nhảy tán tỉnh phức tạp trong nhiều năm. Cho đến khi những con chim đực mới lớn thành thạo các vũ điệu này, chúng sẽ không thể quyến rũ những con chim cái khác”, Tyler nói. “Chim Albatrosses cái rất kén chọn. Nếu một chuỗi các tiếng kêu và động tác nhảy múa của con đực không gây ấn tượng, con cái sẽ chuyển hướng sang một con đực tán tỉnh khác.”
Tuy nhiên, cặp đôi chim Albatrosses chỉ gặp nhau vài ngày trong năm tại một địa điểm sinh sản dưới mặt đất. Trong quãng thời gian đó, con cái và con đực sẽ thay phiên nhau ấp trứng. Một con sẽ ở lại trông trứng, trong khi con khác đi tìm kiếm thức ăn. Sau khoảng 90 ngày, những chim non đủ lớn và có cuộc sống tự lập, trong khi cha mẹ của chúng tiếp tục tạm chia tay nhau trong phần còn lại của năm.
Điều thú vị là chim Albatrosses cũng tồn tại hiện tượng cặp đôi đồng giới chim cái – chim cái [cặp đôi chim đực – chim đực chưa được báo cáo]. Những con chim cái này dựa vào con đực không cặp đôi để thụ tinh cho trứng, sau đó chúng sẽ ấp trứng cùng nhau mà không cần sự tham gia của con đực. “Đối với nhiều loài chim khác không có đủ số lượng con đực trong môi trường sống, chúng cũng hình thành các cặp đôi đồng giới tương tự”, Tyler nói.
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), chim Albatrosses đang nằm trong danh sách các loài bị đe dọa, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Một trong những mối đe dọa lớn nhất của chúng là các loài xâm lấn tại khu vực làm tổ. Chim Albatrosses thường làm tổ trên các hòn đảo được sử dụng làm điểm dừng của tàu săn cá voi, chẳng hạn như đảo Gough ở phía Nam Đại Tây Dương – nơi sinh sống của 24 loài chim khác nhau. Tàu săn cá voi mang theo những con chuột lên đảo, và chúng đã tiến hóa lớn hơn nhiều so với kích thước bình thường do không có sự hiện diện của động vật ăn thịt.
“Chim Albatrosses không thể tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của chuột. Một số cá thể chim nằm bất động để những con chuột gặm thịt trong khi chúng đang ấp trứng. Trên một số hòn đảo, các nhà bảo tồn đang tích cực triển khai các chương trình diệt chuột để cố gắng cứu những con chim còn sót lại”, theo National Geographic.
Trên biển, chim Albatrosses còn phải đối mặt với một mối đe dọa khác là tàu đánh cá. Các tàu đánh cá lớn thường có các cơ sở chế biến trực tiếp trên tàu – nơi phần đầu cá, đuôi cá và ruột cá bị cắt bỏ và đổ xuống biển. Đây chính là nguồn thực phẩm thu hút tất cả các loại chim biển. Nhưng khi các ngư dân đang vứt ruột cá, họ đồng thời thả lưới đánh cá trở lại đại dương để tiến hành chuyến đánh bắt tiếp theo. Những con chim biển, bao gồm chim Albatrosses, trong lúc đáp xuống sàn tàu ăn ruột cá bị vướng vào lưới đánh cá, sau đó bị kéo lê xuống dưới biển rồi chết đuối.
Chim Albatrosses rất giỏi trong việc phát hiện tàu cá – giỏi đến mức các nhà nghiên cứu nghĩ rằng những con chim nếu được trang bị máy dò radar nhỏ, chúng có thể giúp tìm ra những chiếc thuyền đánh cá hoạt động bất hợp pháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm