Ảm nhiên tiêu hồn chưởng - Tuyệt kỹ võ công kỳ tài trong võ hiệp Kim Dung
Số phận bi thảm của con ông vua kiếm hiệp Kim Dung / Nhà văn Kim Dung: Thiên tài văn học ba "lần đò" mới tìm thấy hạnh phúc
Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là chưởng pháp do Dương Quá trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp của nhà văn Kim Dung sáng tạo nên. Tuyệt kỹ võ công được kết tinh từ sự tương tư, dằn vặt khổ đau của 16 năm trời đằng đẵng xa cách, nhớ nhung biệt ly với Tiểu Long Nữ (kể từ ngày cả hai chia tay ở Đoạn Trường Nhai của Tuyệt Tình Cốc). Chàng lang bạt giang hồ, ngao du bốn biển, hành hiệp trượng nghĩa, võ công ngày tích tụ ngày một thượng thặng, nội công thâm hậu.
Trong lòng ngày ngày nhớ thương sầu nhớ Tiểu Nhi (Tiểu Long Nữ), thân hình Dương Quá tiều tụy trơ xương. Trong lúc tột cùng đau khổ, Dương Quá đứng bên bờ biển trầm ngâm suy tư mãi không thôi. tâm trạng chán chường hỗn độn, nội công trong người bốc hỏa chợt ùa tới. Chàng khẽ vung tay mà uy lực dồn hết vào hai tay, dù chỉ hất nhẹ bẫng cũng đủ khiến những vách đá gần đó bị vỡ tung.
Việc ròng rã đợi chờ người yêu 16 năm trời đã khiến Dương Quá cho ra đời Ảm nhiên tiêu hồn chưởng.
Từ đó Dương Quá chiêm nghiệm và dụng công, sáng tạo ra một pho chưởng pháp hoàn chính, lấy tên Ảm nhiên tiêu hồn chưởng. Tên này được lấy từ câu "Ảm nhiên tiêu hồn giả, Duy biệt nhi dĩ - Cái sầu thảm tiêu hồn, Chỉ bởi biệt ly thôi "trong bài thơ Biệt phú của nhà thơ Giang Yêm thời Nam Triều.
Hoàng Dược Sư lúc đàm đạo với Dương Quá từng nói: "Chưởng pháp này của lão đệ, dùng sức mạnh làm lực chủ đạo, trên đời này chỉ duy nhất có Giáng long thập bát chưởng của tiểu Yên Quách Tĩnh mới có thể sánh ngang. Ngay đến Lạc anh thần kiếm của lão phu cũng chịu thua".
Khi tạo ra tuyệt kỹ trên "chàng chỉ còn một cánh tay, không thể thủ thắng bằng cách biến hóa chiêu số, nên cố ý làm cho môn võ công của mình trái ngược với đạo lý võ học" mà tạo ra chưởng pháp Ảm nhiên tiêu hồn.
Ảm nhiên tiêu hồn chưởng từ nội lực sinh ra, do tâm điều chỉnh, truyền xuống hai vai và xuất chưởng.
Bộ võ công này chỉ có mình Dương Quá sử dụng được bởi đây là môn võ mà người luyện tập nhất thiết phải tương tư sầu khổ, đau đớn tuyệt vọng, lâm phải giờ khắc sinh tử, muốn trọn đời kiếp kiếp được gặp lại Tiểu Long Nữ. Vì vậy, những khi đối mặt hiểm nguy, Dương Quá đã nhiều lần dùng đến Ảm nhiên tiêu hồn chưởng. Thế nhưng, khi tâm trạng vui vẻ hạnh phúc, vô ưu vô lo thì lộ chưởng pháp này mất đi thần hiệu. Đặc biệt khi chàng trùng phùng với Tiểu Long Nữ, toàn bộ chưởng pháp này cũng tự nhiên mất hẳn thần hiệu.
Thưởng thức tuyệt kỹ võ công Ảm nhiên tiêu hồn chưởng của Dương Quá (phiên bản Huỳnh Hiểu Minh 2006).
"Cố ý trái ngược với đạo lý võ học" không chỉ là điểm mấu chốt của pho võ công mới, cũng là điểm mấu chốt trong tính cách Dương Quá, hoặc nói là điểm mấu chốt về hình tượng Dương Quá do Kim Dung tạo nên.
Cú ra đòn Ảm nhiên tiêu hồn của Dương Quá (phiên bản Cổ Thiên Lạc 1995).
Phiên bản Thần điệu đại hiệp (1995) do Cổ Thiên Lạc thủ vai Dương Quá, đóng cặp với Tiểu Long Nữ của Lý Nhược Đồng, chiêu thức Ảm nhiên tiêu hồn lại được gọi là Thích nguyên tiêu hồn chưởng. Trong một cảnh quay, Dương Quá thi triển võ công cùng Lão Ngoan Đồng, thay vì với Chu Bá Thông hay Hoàng Dược Sư như trong nguyên tác.
Dương Quá dùng một tay đấu lại Lão Ngoan Đồng bằng chính võ công tự sáng tạo ra, đồng thời giành phần thắng nhanh chóng. Có lẽ vì yếu tố kỹ thuật, hạn chế về kỹ xảo thời đó, cảnh tung bí kíp Thích nguyên tiêu hồn không mấy đẹp mắt như bản thân môn võ diệu kỳ này. Động tác của diễn viên khá sơ sài, hiệu ứng kỹ xảo đơn điệu... Tuy nhiên TVB cũng đã thành công vang dội với không chỉ Thần điêu đại hiệp mà với hàng loạt các phim võ hiệp cổ trang khác thời bấy giờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây