Ấn Độ: Hổ đực di chuyển hơn 1.300 km để tìm nơi trú ẩn
Cận cảnh khoảnh khắc đại bàng chân ngắn nuốt chửng rắn hổ mang dài 1,2m / Hỗn chiến giữa mèo nhà với rắn hổ mang và cái kết bất ngờ
Hành trình của con hổ với tên gọi khoa họcT1-C1 đã kéo dài 5 tháng, xuyên qua những khu rừng và các khu vực đô thị đông dân trước khi dừng chân tại một khu bảo tồn thiên nhiên, ông Ravikiran Govekar, giám đốc hiện trường của Cục Lâm nghiệp bang Maharashtra cho biết.
Những con hổ đực thường di cư như một phần của quá trình đánh dấu lãnh thổ tự nhiên của chúng để tìm một môi trường sống nơi chúng có thể khẳng định sự thống trị của mình.
Con hổ T1-C1 lập kỷ lục di cư với quãng đường hơn 1.300 km.
Con hổ T1-C1 hai tuổi rưỡi là một trong ba con được sinh ra từ một con hổ cái có tên TWLS-T1 vào năm 2016. Một vòng cổ giám sát đã được đặt trên cả ba con non vào tháng 2 năm 2019, như một phần của một nghiên cứu theo dõi mô hình di cư của hổ.
Con hổ bắt đầu di chuyển vào cuối tháng 6 năm 2019 từ Khu bảo tồn Động vật hoang dã Tipeshwar ở bang Maharashtra. Ông Govekar cho biết một con hổ đực trưởng thành đã thống trị khu bảo tồn nên buộc T1-C1 phải tìm một nơi ở mới.
"Mối quan tâm hàng đầu của T1-C1 là một bãi săn, tuy nhiên điều quan trọng là tìm được 'bạn tình' cho riêng nó, con hổ đực mới trưởng thành này không thể giao phối với bất kỳ con cái nào tạikhu bảo tồn Tipeshwar," Govekar nói.
T1-C1 đã vượt qua bang Telangana và trở lại Maharashtra nhiều lần, sống bằng việc săn bắt gia súc và động vật hoang dã. Sau đó nó tìm tới khu bảo tồn hoang dã Dnyanganga ở Maharashtra, khoảng 300 km về phía tây bắc nơi nó được sinh ra.
Vòng cổ theo dõi đã hoạt động được 9 tháng và sẽ được gỡ bỏ khỏi con hổ do sắp hết pin. T1-C1 hiện đang được theo dõi bởi các quan chức tại khu bảo tồn Dnyanganga.
"Hành vi của một con hổ là không thể đoán trước nhưng chúng tôi đang theo dõi nó", ông Vishal Mali, một sĩ quan kiểm lâm tại khu bảo tồn nói. "Khu vực này có đủ con mồi để nó có thể ở lại vĩnh viễn".
Các nhà chức trách Ấn Độhy vọng nghiên cứu hành trình của T1-C1 sẽ giúp quản lý tốt hơn các tuyến di cư của hổ và ngăn ngừa xung đột giữa người và loài động vật quý hiếm này.
Các nhà nghiên cứuđã bắt đầu theo dõi các tuyến di cư của hổ vào năm 2016, nhưng đây là lần đầu tiên hơn một nửa hành trình của một con hổ đi qua các khu vực đông dân cư, khi T1-C1 di chuyển qua 11 ngôi làng.
Hiện số lượng hổ Ấn Độ đã tăng gần 33% trong 4 năm qua lên khoảng 3.000 cá thể, theo một cuộc khảo sát quốc gia được công bố vào tháng 7 này.
Cụ thể, có 2.967 con hổ sinh sống tại quốc gia Nam Á vào năm 2018, theo Cơ quan Bảo tồn Hổ Quốc gia (NTCA).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà