Anh chàng tên lạ nhất Việt Nam làm việc ở NASA, khiến người Mỹ nể phục, bất ngờ khi biết rõ thân thế
Hé lộ nơi đầu tiên có điện ở Việt Nam: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, là cái tên không ai ngờ đến / Sự thật về trăm họ của người Việt Nam, vì sao cứ 3 người Việt sẽ có 1 người mang họ Nguyễn?
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là nơi nghe tưởng chừng rất xa vời, nhưng đã có không ít người Việt Nam có cơ hội đặt chân đến, để lại dấu ấn nơi này. Trong số đó, chàng trai sinh năm 1990, quê Phú Yên – Lê Ngọc Trẫm có lẽ cái người gây chú ý nhất.
Trẫm có cái tên chẳng bao giờ nhầm lẫn nổi vì quá đặc biệt và lạ. Nếu là thời phong kiến, chắc chắn sẽ chẳng có cái tên này xuất hiện. Bởi nào có người thường nào lại dám xưng “trẫm”? Cứ nghĩ người đủ tiềm lực để sang NASA hẳn phải có thân thế rất khủng. Nhưng nhìn vào anh chàng Trẫm này mới thấy, cơ hội không từ bỏ bất cứ ai, miễn là bạn biết nắm bắt nó.

Lê Ngọc Trẫm
Chàng trai mang cái tên lạ nhất nhì Việt Nam đó sinh ra trong một gia đình bình thường, ba mẹ ly hôn khi cậu chỉ mới 5 tuổi, em gái còn đỏ hỏn 2 tháng tuổi. Trẫm ở với ba, em gái ở với mẹ. Mãi đến năm lớp 2 Trẫm mới được về ở cùng mẹ và em.
Nhớ lời bà ngoại dặn dò: “Bần nông thì chỉ có cách duy nhất là phải học mới thoát nghèo được”, từ đó anh chàng học ngày học đêm, mong thay đổi được tương lai. Không phụ lòng gia đình, suốt thời gian đi học, Trẫm học rất giỏi, giành nhiều giải thưởng.
2012, Trẫm về quê làm giáo viên, đồng thời học lên thạc sĩ. Thời gian đó cậu bắt đầu tìm hiểu về Vật lý thiên văn và bị cuốn hút bởi nó. Trẫm quyết định theo học cao học về nó ở trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Cơ hội tiếp xúc với chuyên gia, giáo sư hàng đầu ngành vũ trụ - thiên văn học cũng từ đây mà ra. Năm 2 cao học, Trẫm được một thầy giáo giúp chọn đề tài, sang Pháp làm luận văn thạc sĩ ở Đại học Paris 7.

Chưa dừng ở đó, học xong cao học, Trẫm được “đà” tiến lên, học luôn tiến sĩ ở Đại học Sư phạm Paris, Đài quan sát Thiên văn Paris. Năm 2018, anh bảo vệ luận án tiến sĩ thành công và được mời đến Viện Thiên văn và Khoa học không gian Hàn Quốc (KASI) để hợp tác với giáo sư Hoàng Chí Thiêm. Đề tài họ làm ra được đăng lên tạp chí Nature Astronomy.
Tình cờ một lần đang ở Đại học Sư phạm Paris, Trẫm gặp được TS. William T. Reach, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học SOFIA tại Trung tâm nghiên cứu AMES của NASA đến đây công tác. William đã giao cho Trẫm một bài test. Khi thấy anh đủ năng lực, ông mới cho tham gia phỏng vấn với hội đồng các giao sư của NASA và chàng trai Việt Nam xuất sắc vượt qua nó. Cuối cùng, Trẫm được nhận vào làm nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại NASA.
Đây là dòng họ giàu nhất Hà Nội xưa, gầy dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng. Đến nay, hậu thế của họ vẫn sống trong ngôi nhà cũ, nhưng không còn giữ được hào quang năm nào.

Công việc của Trẫm tại cơ quan hàng đầu ngành hàng không và vũ trụ này là đo đạc, xử lý, phân tích số liệu của SOFIA, áp dụng các mô hình vật lý để nghiên cứu tính chất vật lý, hóa học trong quá trình hình thành và tiến hóa của các ngôi sao. Anh cùng đồng nghiệp còn nghiên cứu về ảnh hưởng của từ trường đến quá trình này.
Biết mình còn hạn chế về ngoại ngữ, kiến thức, Trẫm cố gắng gấp nhiều lần so với người khác. Anh không biết nghỉ ngơi, học hỏi và làm việc bất kể ngày đêm. Nhờ nỗ lực, khả năng của mình mà Trẫm đã được chấp nhận nghiên cứu độc lập, phát triển hướng nghiên cứu của mình sau 1 năm. Được biết chàng trai người Việt có số điểm khá cao, thuộc dạng “vô tiền khoáng hậu” tại NASA. Thành tích của anh khiến cả người Mỹ tại NASA cũng phải gật gù ngưỡng mộ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Thợ lặn và chó cưng bị cá voi sát thủ rình bắt gần bờ biển
CLIP: Cảnh tượng kinh hoàng, trăn khổng lồ nuốt chửng nai chỉ trong 20 giây
CLIP: Đang uống nước, voi bất ngờ bị cá sấu khổng lồ tấn công
CLIP: Cá sấu lên bờ, trắng trợn cướp mồi của bầy chó hoang
Loài cá bí ẩn không chứa phốt pho, thân màu vàng trông giống loài ngoài hành tinh
Vén màn bí ẩn: Vì sao phòng tắm khách sạn ngày càng thiết kế trong suốt?