Gia đình đại trí thức hàng đầu Việt Nam: Bố là giáo sư huyền thoại, 8 người con nổi tiếng rạng danh gia tộc
Gia tộc hiển hách nhất triều đại nhà Thanh, có tận 3 người làm Hoàng Hậu nhưng chỉ có 1 người kết thúc có hậu / Nhờ thái giám viết sai một chữ khiến cung nữ này trở thành Hoàng hậu, gia tộc vì thế mà phú quý cả 800 năm
Dương Quảng Hàm là một trong những vị giáo sư hàng đầu của Việt Nam, người không chỉ có học thức uyên thâm mà còn dấn thân với vận nước. Không chỉ có ông, 8 người con cũng đều là trí thức đi theo cách mạng, tiếp nối truyền thống đáng tự hào của gia đình.
>> Xem thêm: Việt Nam sở hữu loại động vật cực dị, vừa giống lợn vừa giống chồn, nhìn 1 lần cũng đủ giật mình
Nói về cố giáo sư Dương Quảng Hàm (1898 – 1946), ông sinh ra trong một gia đình nho học ở làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông An, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Gia đình ông vốn nổi tiếng khắp vùng vì học rộng tài cao. Cụ nội giáo sư Dương Quảng Hàm là Dương Duy Thanh, từng làm Đốc học Hà Nội. Cha vị giáo sư là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, là một trong những người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Em trai giáo sư Dương Quảng Hàm là Dương Tự Quán, một danh sĩ nổi tiếng đương thời.
>> Xem thêm: Thời cổ đại không có đèn điện, môi trường đọc sách kém thì họ có bị cận thị không? Nếu bị cận thị phải làm sao?
Giáo sư Dương Quảng Hàm đã quá nổi tiếng ở Việt Nam. Ông học cả chữ Nho và chữ quốc ngữ, từng tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Vị giáo sư này sau đó đi dạy ở trường Bưởi (tiền thân của trường Chu Văn An sau này). Ông được bổ nhiệm làm Tổng Thanh tra Trung học rồi làm Hiệu trưởng trường Bưởi sau Cách mạng tháng Tám.
>> Xem thêm: Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ
Nói về giáo sư Dương Quảng Hàm, người đời đã đánh giá ông là người thầy xuất sắc, đặt nền móng cho môn lịch sử văn học, cũng là người khởi xướng chương trình quốc học cho nền giáo dục hiện đại.
Điều đặc biệt, những người con của giáo sư Dương Quảng Hàm cũng tài năng xuất chúng không thua gì bố, tiếp nối được truyền thống hiếu học của gia đình.
>> Xem thêm: Thân thế người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở trường học, tên được đặt cho nhiều địa danh
Đầu tiên là người con trai cả Dương Bá Bành. Ông được nhận xét là học giỏi nhất nhà, nằm trong số ít sinh viên tốt nghiệp bác sĩ y khoa khóa đầu tiên của Trường Đại học Y dược khoa. Bác sĩ Dương Bá Bành chính là thế hệ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, vinh dự được Bác Hồ trao bằng tốt nghiệp vào năm 1945. Thời chiến, bác sĩ Bành từng xin được Nam tiến, phụ trách một trạm quân y tiền phương ở Mặt trận Nam Trung Bộ. Sau này Hà Nội bị tạm chiếm, ông lại về làm nhiệm vụ cứu chữa thương binh, nhân dân ở Nhà thương Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức).
>> Xem thêm: Tỉnh có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam, gắn với loại hoa cao quý người Việt xem như ‘quốc hoa’
Người con thứ hai là bà Dương Thị Ngân, một trong những phát thanh viên đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà cũng là 1 trong 2 người cất lên câu nói lịch sử: “Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Về sau, bà Ngân cùng ông Nguyễn Văn Nhất (sau này là chồng) đã thay nhau đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên sóng nhà đài. Con thứ hai của giáo sư Dương Quảng Hàm còn vinh dự được đọc “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Bác. Nữ phát thanh viên này đã 2 lần được gặp Người ngoài đời.
Người con thứ ba là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng Lao động Dương Trọng Bái. Ông là nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông được bạn bè dành tặng 4 chữ “Mô phạm truyền gia”, xem như người nối sự nghiệp của bố.
Người con thứ tư là bà Dương Thị Thoa, bí danh là Lê Thi. Bà là người năng nổ hoạt động cách mạng nhất nhà, từng vinh dự được kéo cờ Tổ quốc trong buổi lễ Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945 lịch sử. Không chỉ vậy, bà Thoa còn học rất giỏi, mang hàm giáo sư, tiến sĩ Triết học, nguyên Viện trưởng Viện Triết học (nay thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).
Người con thứ năm là nhà giáo Dương Hồng. Ông vẽ tranh rất đẹp, có thể dùng tay trái vẽ hình, tay phải viết chú thích. Ngoài ra ông Dương Hồng còn là giáo viên dạy Sinh học, nổi tiếng khi tự soạn các từ điển như: Từ điển Pháp-Việt, Từ điển Sinh vật, từ điển dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, tự vẽ bộ sưu tập tranh các con vật để phục vụ việc dạy học.
Người con thứ sáu là Dương Thị Duyên. Bà là phóng viên Việt Nam Thông tấn xã, phóng viên duy nhất của Việt Nam được dự Hội nghị Paris về Việt Nam tại Pháp. Bà thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, từng phụ trách Ban Tin thế giới, là nữ trưởng ban đầu tiên của TTXVN. Về sau bà Duyên chuyển sang làm Trưởng ban Quốc tế của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến khi nghỉ hưu.
Người con thứ bảy là bà Dương Thị Cương là giáo sư, bác sĩ, nguyên Trưởng Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Hà Nội. Bà nguyên là Giám đốc Bệnh viện C (nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương), đại biểu Quốc hội khóa IV.
Con trai út Dương Tự Minh tham gia hoạt động cách mạng từ năm 13 tuổi, 2 lần bị địch bắt vào nhà tù Hỏa Lò. Ông còn là nguyên Trưởng ban Trường học, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Khách sạn Hà Nội. Ở Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò hiện vẫn còn một số kỷ vật tuổi trẻ của ông Dương Tự Minh thời bị giam giữ tại đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chỉ ở Việt Nam mới có 3 loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ này! Sở hữu bộ gen 'độc nhất vô nhị' cần được bảo tồn