Ảnh hiếm trận phản công cuối cùng của quân đội Đức quốc xã
Tháng 12/1944, Đức quốc xã thực hiện cuộc phản công cuối cùng với sự tham gia của hơn 200.000 lính Đức và gần 1.000 xe tăng tiến về Ardennes, Bỉ. Theo đó, quân Đức giao tranh khốc liệt với quân đồng minh trong trận Bulge.
CLIP: Linh cẩu ‘láu cá’ cắn đúng vào ‘chỗ hiểm’ của trâu rừng đực / CLIP: Hãi hùng phát hiện ra ‘quỷ lông đen’ trên máy bay
Từ giữa tháng 12/1944 đến tháng 1/1945, quân đội Đức quốc xã triển khai cuộc phản công cuối cùng nhằm lật ngược tình thế. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ mai phục tại một đường hào trong trận Bulge cuối năm 1944.

Kết thúc trận chiến, quân đội Đức quốc xã dưới sự chỉ huy của Hitler đại bại với tổn thất lên đến 100.000 người thương vong. Trong ảnh là lính bộ binh Mỹ tiêu diệt lính Đức quốc xã tại khu vực gần Bastogne, Bỉ ngày 27/12/1944.

Trong khi ấy, lực lượng đồng minh có 67.000 binh sĩ thương vong. Trong ảnh là lính phát xít Đức trong trận chiến Bulge tháng 12/1944.

Lính bộ binh thuộc quân đội Đức quốc xã di chuyển qua những phương tiện quân sự của Mỹ bị thiêu rụi trong trận Bulge.

Một số lính Mỹ bị quân phát xít Đức bắt làm tù binh khi thực hiện cuộc phản công ở vùng Ardennes tháng 12/1944.

Xe tăng và xe bọc thép của Mỹ phối hợp các lực lượng đồng minh đương đầu với cuộc phản công của phát xít Đức tại Samree, Bỉ tháng 12/1944.

Binh sĩ Mỹ tìm kiếm lính Đức nhảy dù xuống một rừng cây ở Bỉ trong trận chiến Bulge ngày 24/12/1944.

Một xe tăng của phát xít Đức bị lực lượng đồng minh phá hủy tại một thị trấn ở Bỉ ngày 26/12/1944.

Lính Mỹ bố trí súng máy vào vị trí để chuẩn bị cho cuộc "đọ sức" với phát xít Đức.

Ảnh chụp 4 binh sĩ Mỹ tác chiến trong trận Bulge diễn ra tháng 12/1944.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo