Ngày 6/5/1937, chiếc khinh khí cầu lớn nhất thế giới Hindenburg bốc cháy và sự kiện thảm khốc này đã khiến 35 trong số 97 hành khách thiệt mạng.
Cận cảnh khung thép của chiếc khinh khí cầu lớn nhất thế giới Hindenburg đang trong quá trình thi công.
Khinh khí cầu Hindenburg đang xả nước để đảm bảo quá trình hạ cánh ở Lakehurst, New Jersey ngày 9/5/1936. Phương tiện bay này đã thực hiện 17 chuyến đi qua Đại Tây Dương năm 1936, chở khoảng 2.600 hành khách với tốc độ 135 km/h. Công ty Zeppelin đã xây dựng khinh khí cầu Hindenburg năm 1931, 7 năm trước khi Adolf Hitler được bổ nhiệm làm Quốc trưởng.
Một số người quan sát và phi hành đoàn đứng quanh một chiếc thuyền đáy bằng được gắn với chiếc khinh khí cầu trước khi nó rời Lakehurst, New Jersey ngày 11/5/1936 trong hành trình trở về Đức.
Một bức ảnh màu ghi lại khung cảnh bên trong một phòng ăn tối trên khinh khí cầu Hindenburg.
Khinh khí cầu vĩ đại Hindenburg bay trên bầu trời Boston, Massachusetts năm 1936.
Chiếc khinh khí cầu lớn nhất thế giới Hindenburg ở Lakehurst, New Jersey vào tháng 5/1936. Những vòng tròn Olympic in ở thân khinh khí cầu có vai trò quảng bá cho sự kiện Thế vận hội mùa hè ở Berlin năm 1936.
Bà Libby Magness Weisberg - người từng chứng kiến chiếc khinh khí cầu này bay qua nhà của bà ở phía nam Pennsylvania kể lại với The Guardian: "Vẻ đẹp của nó thật kinh ngạc. Chiếc khinh khí cầu bạc nổi bật giữa bầu trời xanh trong. Nó mới vĩ đại làm sao. Đó là thứ tuyệt vời nhất tôi từng trông thấy". Trong ảnh là khinh khí cầu Hindenburg bay qua tòa nhà Empire State trên bầu trời Manhattan ngày 8/8/1936 trong hành trình từ Đức tới Lakehurst, New Jersey.
Nhà bếp hiện đại được trang bị các thiết bị điện đầy đủ trên khinh khí cầu Hindenburg.
Khinh khí cầu vĩ đại Hindenburg trên bầu trời Lakehurst, New Jersey ngày 6/5/1937 trước khi phát nổ trong quá trình hạ cánh - một tai nạn thảm khốc trong lịch sử nhân loại và được ví như thảm họa "Titanic trên không".
Vào khoảng 19h25 phút (giờ địa phương), khinh khí cầu Hindenburg của Đức trong quá trình hạ cánh tại Lakehurst, New Jersey ngày 6/5/1937 đã đột nhiên bốc cháy khi cách mặt đất hơn 60 mét.
Cảnh tượng kinh hoàng khi khinh khí cầu Hindenburg bốc cháy dữ dội trước khi lao thẳng xuống mặt đất.
Khi khí hydro cháy và thoát khỏi phần phía sau của Hindenburg, đuôi của chiếc khinh khí cầu này đã lao xuống đất và cháy dữ dội khiến những người chứng kiến bên dưới bỏ chạy tán loạn.
Một người sống sót vội vã chạy khỏi chiếc khinh khí cầu đang biến thành một ngọn đuốc khổng lồ.
Xác tàu Hindenburg ở Lakehurst, New Jersey ngày 6/5/1937.
Thiếu tá Hans Hugo Witt của Không quân Đức bị bỏng nặng trong thảm họa Hindenburg được chuyển từ Bệnh viện Paul Kimball tại Lakewood, New Jersey tới một bệnh viện khác ngày 7/5/1937.
Một phụ nữ không rõ danh tính được đưa khỏi hiện trường thảm họa Hindenburg tại Lakehurst, New Jersey ngày 6/5/1937.
Các thành viên của Hải quân Mỹ đang kiểm tra xác tàu Hindenburg tại New Jersey ngày 8/5/1937.
Các quan chức hải quan đang kiểm tra các vật dụng trong các hành lý được thu gom lại sau thảm họa nổ khinh khí cầu ở Lakehurst, New Jersey.
Hiện trường thảm họa khinh khí cầu Hindenburg nhìn từ trên cao ngày 7/5/1937.
Theo Kiều Anh/VOV