Hình ảnh về một vệt sáng bí ẩn được tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA chụp được đã gây nên những tranh cãi về sự sống trên hành tinh này.
Bức ảnh gây tranh cãi được chụp bởi tàu thám hiểm
sao Hỏa Curiosity vừa qua tại “Kimberley”, một điểm mà các
nhà khoa học cho rằng có ẩn chứa những dấu hiệu thuận lợi cho cuộc sống. Bức ảnh sau đó được gửi về phòng thí nghiệm của NASA ở California (Mỹ) trước khi được chia sẻ lên Internet và gây nên những tranh cãi.
Theo Scoot Waring, một blogger chuyên nghiên cứu về vũ trụ và các
vật thể bay không xác định (UFO) cho rằng cho rằng bức ảnh là một dấu hiệu cho thấy có những sinh vật thông minh sinh sống bên dưới lòng đất của sao Hỏa.
“Đây rõ ràng không phải là ánh sáng từ mặt trời, cũng không phải là một tác phẩm của quá trình xử lý ảnh”, Waring cho biết. “Nhìn kỹ vào phần dưới của ánh sáng cho thấy dấu hiệu ánh sáng được đi lên từ bên dưới bề mặt sao Hỏa”.
“Điều này cho thấy có thể có sự sống trên sao Hỏa, nhưng họ sống bên dưới bề mặt và sử dụng ánh sáng như chúng ta”, Waring nhận xét thêm.
Tuy nhiên, theo Doug Ellison, một kỹ sư làm việc tại NASA cho biết nguồn sáng không phải là bằng chứng chứng minh sự sống tồn tại trên sao Hỏa. Ellison cho rằng nguồn ánh sáng có thể là một tia vũ trụ, kết quả của các thiên thạch nhỏ ma sát với bề mặt của sao Hỏa.
Hiện NASA chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về hình ảnh.
Theo Ben Biggs, Biên tập viên của tạp chí chuyên về vũ trụ All About Space cho rằng NASA hoàn toàn có lý do để giữ im lặng vì đây là một tổ chức khoa học uy tín nên cần phải có lời giải thích cụ thể và rõ ràng trước khi đưa ra tuyên bố chính thức.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA chụp được những hình ảnh gây tranh cãi.
Năm 1976, tàu Viking-1 của NASA đã chụp được một hình ảnh có hình dạng tương tự khuôn mặt người tại khu vực có tên gọi Cydonia. Tuy nhiên đến năm 2006, tàu thám hiểm MRO (Mars Reconnaissance Orbiter) đã phát hiện ra rằng thực chất đó là hình dạng được tạo nên từ sự di chuyển của cát trên bề mặt sao hỏa.
Theo T.Thủy/Dân trí