Anubis - Vị thần chết Ai Cập được tôn vinh bởi 8 triệu con chó ướp xác
Giải mã bí ẩn về các con của nữ hoàng Cleopatra / Nét riêng của những "em bé Hà Nội" ở thời kỳ trước năm 1975
Các nhà sử học tin rằng văn hóa tôn thờ Anubis đã phát triển trong Thời kỳ Ai Cập cổ đại vào khoảng 6.000 - 3.150 năm trước Công nguyên khi hình ảnh đầu tiên của thần xuất hiện trong các lăng mộ thuộc triều đại Ai Cập thứ nhất - gồm nhóm pharaoh đầu tiên cai trị một Ai Cập thống nhất.
Thật thú vị khi thần Anubis thực ra là người Hy Lạp. Trong ngôn ngữ Ai Cập cổ đại, ông được gọi là “Anpu”, hay là “Inpu”, có liên quan mật thiết đến những từ chỉ một “đứa trẻ hoàng tộc” và “phân huỷ”. Từ Anubis còn được biết đến với tên gọi là Imy-ut, có nghĩa là “Chúa tể của vùng đất linh thiêng”. Như vậy nguyên của tên của thần đã cho thấy Anubis mang dòng máu hoàng tộc thiêng liêng và liên quan đến người chết.
Hình ảnh tượng trưng của thần Anubis có lẽ bắt nguồn từ những con chó rừng đi lang thang có xu hướng đào bới và tha nhặt xác chết mới chôn. Đầu thần thường có màu đen thể hiện sự liên tưởng màu sắc của người Ai Cập cổ đại với sự phân huỷ hoặc đất châu thổ sông Nile.
Anubis đảm nhận nhiều vai trò trong quá trình chết đi của con người. Đôi khi thần giúp mọi người đi vào thế giới bên kia, quyết định số phận của họ lúc ở đó, và có khi thần chỉ đơn giản là bảo vệ một xác chết. Vì thế, Anubis được xem là thần chết, thần ướp xác và thần linh hồn người chết.
Thần thoại về Anubis
Nhưng có một vị thần khác liên quan đến người chết cũng đã nổi lên trong triều đại Ai Cập thứ năm vào thế kỷ 25 trước Công nguyên: Đó là thần Osiris. Vì điều này, Anubis đã mất đi vị trí là vua của người chết và câu chuyện nguồn gốc của ông được viết lại theo hướng để thần phục tùng thần Osiris có làn da màu xanh lá cây.
Trong huyền thoại này, Osiris đã kết hôn với em gái xinh đẹp của mình là Isis. Isis có một người em sinh đôi tên là Nephthys, vốn đã kết hôn với một người anh trai khác của họ là Set, vị thần chiến tranh, hỗn loạn và bão tố.
Nhưng Nephthys không yêu chồng mình mà lại thích Osiris mạnh mẽ. Nàng cải trang thành Isis và quyến rũ Osiris. Mặc dù Nephthys được cho là vô sinh, nhưng chuyện này bằng cách nào đó đã khiến nàng có thai. Nàng hạ sinh em bé Anubis nhưng vì sợ cơn thịnh nộ của chồng, Nephthys nhanh chóng bỏ rơi con.
Tuy nhiên, khi Isis phát hiện ra chuyện ngoại tình và đứa trẻ vô tội, nàng đã tìm Anubis và nhận nuôi đứa bé.
Thật không may, Set cũng phát hiện ra chuyện ngoại tình và để trả thù, ông đã giết chết rồi phân xác Osiris, ném những mảnh thi thể của chàng xuống sông Nile. Anubis, Isis và Nephthys cuối cùng đã tìm kiếm những phần cơ thể này, Isis tái tạo lại thi thể chồng, và người con Aubis bắt đầu bảo quản xác cha. Bằng cách đó, ông đã tạo ra quá trình ướp xác nổi tiếng của Ai Cập và từ đây được coi là vị thần bảo trợ của những xác ướp.
Set vô cùng tức giận khi biết thi thể Osiris đã được tái tạo, thần tìm cách biến thi thể kẻ thù thành một con báo, nhưng Anubis đã bảo vệ cha và dùng thanh sắt nóng chọc lên da thần Set. Đó cũng là sự tích loài báo có các đốm trên người.
Khi nhìn thấy tất cả những điều này, Ra, vị thần Mặt trời của Ai Cập, đã hồi sinh Osiris. Tuy nhiên Osiris không thể tiếp tục cai trị với tư cách vị thần của sự sống. Thay vào đó, ông tiếp quản vị trí thần chết của Ai Cập, thay thế con trai của mình là Anubis.
Người bảo vệ xác ướp và phán xét linh hồn
Mặc dù Osiris tiếp quản ngôi vị thần chết của Ai Cập cổ đại, Anubis vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng trong cõi tử. Là vị thần cai quản quá trình ướp xác, Anubis còn chịu trách nhiệm trừng phạt những người phạm một trong những tội ác tồi tệ nhất ở Ai Cập cổ đại: tội cướp mộ. Người ta cũng tin rằng thần Anubis sẽ bảo vệ và tôn trọng người chết, mang họ đến một thế giới bên kia yên bình và hạnh phúc.
Ông được coi là người thi hành những lời nguyền - có lẽ theo những cách đã ám ảnh các nhà khảo cổ học từng khai quật được những ngôi mộ Ai Cập cổ đại như mộ Tutankhamun.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của Anubis là chủ trì nghi lễ trái tim: quá trình quyết định số phận của linh hồn một người ở thế giới bên kia. Người ta tin rằng quá trình này diễn ra sau khi cơ thể người quá cố đã trải qua quá trình thanh lọc và ướp xác.
Linh hồn người chết đầu tiên sẽ bước vào cái được gọi là Phòng Phán xét. Tại đây, họ sẽ đọc Lời xưng tội, trong đó họ tuyên bố vô tội đối với 42 tội lỗi, và tự trừng phạt về tội ác của mình trước mặt các vị thần Osiris, Ma'at, nữ thần của sự thật và công lý, Thoth, thần sáng tác và trí tuệ, và dĩ nhiên cả Anubis, thần chết của Ai Cập.
Ở Ai Cập cổ đại, người ta tin rằng trái tim là nơi chứa đựng cảm xúc, trí tuệ, ý chí và đạo đức. Để một linh hồn vượt qua thế giới bên kia, trái tim phải được đánh giá là thuần khiết và tốt đẹp.
Sử dụng chiếc cân bằng vàng, Anubis cân trái tim người chết thăng bằng với sợi lông trắng của sự thật. Nếu trái tim nhẹ hơn sợi lông vũ, người đó sẽ được đưa đến Cánh đồng Lau, nơi có sự sống vĩnh cửu gần giống với sự sống trên Trái đất. Nhưng nếu trái tim nặng hơn lông vũ, biểu thị một người tội lỗi, nó sẽ bị nuốt chửng bởi Ammit, nữ thần trả thù và người đó sẽ phải chịu nhiều hình phạt khác nhau.
Những hầm mộ chó
Với vai trò quan trọng quyết định một linh hồn phàm trần đạt được sự sống vĩnh cửu, thần Anubis được thờ cúng trên khắp đất nước. Tuy nhiên, không giống như các vị thần và nữ thần khác, hầu hết các ngôi đền thờ Anubis đều xuất hiện dưới dạng lăng mộ và nghĩa trang.
Và không phải tất cả các ngôi mộ và nghĩa trang này đều chứa hài cốt người. Trong triều đại đầu tiên của Ai Cập cổ đại, người ta tin rằng những con vật linh thiêng là biểu hiện của các vị thần mà họ đại diện. Đó là lý do ra đời hệ thống "hầm mộ chó", là một hệ thống đường hầm dưới lòng đất chứa gần tám triệu con chó được ướp xác, bao gồm cả chó rừng và cáo, để tôn vinh thần chết.
Nhiều răng nanh trong hầm mộ này là của chó con, rất có thể bị giết trong vòng vài giờ sau khi sinh. Những con chó già được chuẩn bị công phu hơn, thường được ướp xác và đặt trong quan tài bằng gỗ, và rất có thể chúng được quyên góp bởi những người Ai Cập giàu có. Những con chó này đã được dâng lên Anubis với hy vọng rằng thần sẽ ủng hộ cho linh hồn ở thế giới bên kia.
Ngày nay mặc dù chúng ta biết khá nhiều về Anubis, một số điều vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn: Anubis, vị thần chó rừng Ai Cập, đóng vai trò trung tâm trong việc xoa dịu nỗi lo lắng và niềm đam mê tự nhiên của người Ai Cập cổ đại về những gì xảy ra sau khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù